Duyên Khởi Tự

Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là một bộ kinh được lưu truyền sâu rộng ở các nước Phật giáo theo hệ tư tưởng Đại Thừa.  Ở Trung Quốc, vào thời Diêu Tần khoảng cuối thế kỷ thứ ba, Ngài Cưu-ma-la-thập, là một nhà sư người Ấn dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn với nhan đề Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.  Sư Quách Hoàng, sư Trúc Pháp Hộ dịch nhan đề là Chánh Pháp Hoa Kinh.  Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam những nước cùng một khuynh hướng ái-mộ tư-tưởng Đại Thừa đều tôn trọng bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.  Ở Việt Nam khắp ṭng lâm, tự viện, am thất chỗ nào không có kinh Pháp Hoa gần như chỗ đó được xem như thiếu Phật.  Xem thế đủ biết “diệu lực” của Kinh Pháp Hoa, đức tin của người Phật-tử đối với Kinh Pháp Hoa thâm hậu biết chừng nào!

Ở Việt Nam ta có hai bản dịch từ Hán-văn ra Việt-văn sớm nhất.  Bản dịch của ông Đoàn Trung C̣n xuất bản vào năm 1936.  Bản dịch nầy, ở vào thời đại bấy giờ kinh Pháp Hoa chưa được phổ biến nhiều.  Đến năm 1948 bản dịch của Hoà Thượng Thích Trí Tịnh ra đời, do Liên Hải Phật Học Đường xuất bản, có lẽ do thiên-thời, địa-lợi, nhơn-hoà, v́ mầm chấn hưng Phật-giáo được manh nha từ thời điểm ấy cho nên bản dịch của Hoà Thượng Thích Trí Tịnh được phổ biến rộng, tái bản nhiều lần và truyền bá, thọ tŕ, đọc tụng hầu khắp tự viện, ṭng lâm cho đến ngày nay.

Vấn đề: V́ sao đồng bào Phật-tử ham tụng Kinh Pháp Hoa? Có sự linh nghiệm, cảm ứng thế nào? Tôi xin phép miễn bàn về mặt đó.

Riêng tôi xin dâng hết tâm thành lên đức Phật, mà khắng định rằng: “ Tụng kinh giả, minh Phật chi lư” nghĩa là: Đọc kinh cốt để t́m hiểu giáo lư đức Phật muốn dạy ǵ cho ḿnh.

Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, người co chủng-tánh Đại-thừa, có được ít nhiều tuệ-nhăn, nh́n vào như hạt ngọc kim cương.  Tùy góc đứng khác nhau mà ngọc kim cương ảnh hiện màu sắc khác nhau, nhưng màu sắc nào cũng đều rực rỡ.  Tùy khả năng tư duy tu của hành giả mà nhận thức cái “diệu nghĩa” của kinh một khác.  Bởi lẽ đó, kinh Diệu Pháp Liên Hoa xuất hiện ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam đến nay đă ngót hai ngàn năm mà sức sống ngày càng mạnh và rộng.  Các tiền bối trong Phật giáo đă đầu tư trí tuệ, ra sức phát huy cái “ diệu nghĩa”, “ huyền nghĩa”, “ thông nghĩa”, “ mật nghĩa” của kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà h́nh như chưa có vị nào có thể cho là ḿnh bằng ḷng trọn vẹn.  Bởi Kinh Pháp Hoa là kinh: “ Duy hữu Phật dữ Phật căi năng tri chi” (chỉ có Phật với Phật mới hiểu hết diệu lư của kinh).  Tuy nhiên, mỗi ngài đều có cái tâm đắc, cái tuệ nhăn riêng để nhận thức tương đương với sự thâm ngộ và thể nhập của ḿnh.  Mỗi ngài viết ra thành tác phẩm giữ lại thành tài liệu nhằm ghi lại cái kết quả đó.  C̣n vấn đề đem lại lợi lạc ít hay nhiều cho tăng tín đồ Phật giáo, th́ c̣n tùy thuộc nhân duyên, căn cơ và chủng tánh nữa.

Nh́n lịch sử nghiên cứu sớ thích giảng giải kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đă thấy trong quá khứ:

Pháp Hoa Văn Cú của Thiên Thai Trí Giả Đại Sư

Pháp Hoa Nghĩa Sớ của Sa-môn Cát Tạng

Pháp Hoa Du Ư của ngài Khuy Cơ

Pháp Hoa Huyền Tán của ngài Nguyên Hiểu

Pháp Hoa Tông Yếu của ngài Minh Chánh

Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Cư-sĩ Chánh Trí

Và sinh  tiền:

Pháp Hoa Cương Yếu của Hoà Thượng Thích Trí Tịnh

Nh́n chung, sự nhận thức và triển khai của các Ngài, mỗi người một vẻ, vẻ nào cũng có cái hay cái diệu riêng của nó.

Tôi, một hậu học là một bần-tăng cô-lậu, có chút ít quá tŕnh lạm dụng bút nghiêng vận dụng cái vốn của những bậc Thầy tôn kính của tôi: Hoà-thượng Thựơng Trí Hạ Tịnh,  Ḥa-thượng Thượng Thiện Hạ Hoà, Hoà Thượng  Thượng Thiện Hạ Hoa … đă dày công uốn nắn giáo dục tôi và truyền thọ cho tôi phần gia bảo vô giá mà các ngài đă thừa kế sự nghiệp Như Lai để lại.

Tâm đắc nguồn tư-tưởng liễu-nghĩa Thượng thừa trác tuyệt của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, theo sở ngộ của ḿnh tôi viết ra những tinh-hoa thâm-nghĩa ở sau mỗi phẩm của kinh văn đă được tóm lược và đặt cho giáo-án này cái nhan-đề:

PHÁP HOA KINH THÂM NGHĨA ĐỀ CƯƠNG

Gọi là “giáo án” hay  “giáo tŕnh” cũng vậy, v́ những kinh luận tôi biên soạn để triển khai, giảng dạy cho những người hậu học chớ không nhằm phục vụ cho tụng đọc cho nguyện cầu để được phước.  Bởi v́, theo lời Phật dạy, người được phước phải là người chế ngự được những thói hư tật xấu, những bất-thiện-nghiệp của thân, khẩu, ư của ḿnh.

Ngoài lư tưởng thiêng liêng đó, tôi hy vọng đền đáp phần nào công ơn của những bậc thầy tôn kính của tôi, đă lao tâm khổ trí đào tạo ra tôi.  Tôi xúc động bùi ngùi khi ôn lại lời nhắc nhở, thiết-tha của tổ Qui Sơn:

“ Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp, tinh sưu nghĩa lư truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức.  Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử pḥ tŕ, trụ chỉ oai nghi, tiện thị tăng trung pháp khí.  Khởi bất kiến ỷ ṭng chi cát, thượng tủng thiên tầm, phụ thác thắng nhơn phương năng quảng ích”.  Có nghĩa là: Nếu ḿnh chưa phải là bậc thượng lưu, vượt thắng bên kia bờ giác th́ hăy để tâm nơi giáo-pháp, ôn tầm kinh điển, rút ra nghĩa lư tinh-hoa, truyền bá tuyên dương, tiếp dẫn hậu lai, đó là cách trả ơn cho Phật tổ.  Ngày giờ không nên bỏ luống, phải sử dụng nó trong việc rèn luyện thân-tâm.  Khi đi cũng như lúc ở, sống đúng oai nghi để làm kho tàng đựng pháp trong chư tăng, há chẳng thấy dây sắn nương quấn cội ṭng, nhờ có thắng duyên mà lên cao được đó sao?

Âm vang của Tổ giục-giă tôi tinh-tấn làm cái việc tuy nhẹ bổng mà đ̣i hỏi nội lực khá nặng-nề nầy.

 

Viết tại HUỲNH MAI TỊNH THẤT

Mùa Xuân năm Giáp Tư 1984. DL

Pháp-sư: THÍCH TỪ THÔNG

Kính đề

 PHÀM LỆ

Đọc Pháp Hoa Kinh Thâm Nghĩa Đề Cương kính mong độc giả lưu ư hai điểm sau đây:

1.      Phần nguyên văn kinh được in chữ đứng, đó là phần dịch lược từ kinh Hán tự ra Việt văn.

2.      Phần thâm nghĩa in chữ nghiêng để cho dể dàng phân biệt.  Phần này do bỉ-nhân tôi đóng góp viết ra những điều tâm đắc bằng kiến giải của riêng ḿnh.  Hy vọng phần thâm nghĩa sẽ giúp cho độc giả manh mối để tư duy, gợi trí nhận xét trong tiến tŕnh hiểu học tu theo con đường Phật.

Mấy lời kính cáo, mong độc giả lưu tâm.

Pháp sư: THÍCH TỪ THÔNG

Cẩn bạch

TIỂU DẪN

Bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được gọi với cái tên  giản lược là kinh Pháp Hoa.  Để phân biệt với các kinh thuộc hệ tư tưởng Tiểu Thừa, gọi là Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ.  Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh mà mọi người thường không hay không biết.  Cái Tri Kiến Phật ấy lúc thành Phật không phải nó mới sanh ra, lúc c̣n là phàm-phu nó tiềm tàng, ẩn-mật mà  không hề sút giảm hao bớt tí nào.  Trên b́nh diện Tri Kiến Phật, chúng-sanh và Phật, không hề có sự hơn kém thấp cao.

Với Phật-nhăn, nh́n qua lăng kính Bát-nhă Ba-la-mật th́ “ Tâm, Phật và chúng sanh” dù tên gọi có ba, mà thực chất không có phạm trù đơn vị riêng rẽ.

Cái ví dụ Liên Hoa, đức Phật vận dụng để chỉ bày một cách kín-đáo, về Phật chất, về khả năng thành Phật của mọi người.  Rằng hoa sen nở toàn diện,  hoa sen nở 70, 80 phần trăm; hoa sen vừa trồi lên khỏi nước; hoa sen đang trong nước; cho đến hoa sen c̣n lủi dưới bùn, dù mức độ lớn nhỏ khác nhau, thời gian sanh trưởng không đồng mà cái tánh đặc thù của hoa th́ y nhau không hề sai khác; Gương, hạt ở ngay trong cánh nhụy và cánh nhụy bao trùm lấy gương hạt.  Mượn đức tánh nầy, đức Phật “giới thiệu” cho mọi chúng sanh biết, rằng trong cái “nhân phàm phu” của các vị, c̣n có cái “ quả Phật chất” ở ngay trong các vị, các vị chớ có kinh ḿnh.

Hoa sen từ bùn nhơ nước đục mà ngoi lên,  nhưng không v́ nước đục bùn nhơ mà khiến cho hoa sen phải nhạt sắc hương thanh-thoát của nó.  Với đặc-tánh đó, đức Phật chỉ dạy: “ Hỡi tất cả chúng-sanh, các vị hăy vươn lên, tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi”.  Các vị hoàn toàn đủ tiêu-chẩn thành Phật, dù các vị đang ở trong hoàn cảnh “ Ngũ trược ác thế” của cơi nước đục “ Ta bà”…

Phật chỉ là một hoa sen nở trước, nở toàn diện , hiển bày cánh, nhụy, gương, hạt một cách viên măn, vậy thôi.  Phàm Phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-Tát đều là sen tất cả.  Tất cả chúng-sanh không nên tự khinh ḿnh! Trong các vị, ai ai cũng đều sẵn có Tri Kiến Phật.

Cái “Đại sự nhân duyên” xuất thế của Như Lai nhằm:

·                    Giới thiệu Tri Kiến Phật cho chúng sanh.

·                    Chỉ rơ Tri Kiến Phật của chúng sanh cho chúng sanh biết.

·                    Hướng dẫn chúng sanh hiểu kỹ về Tri Kiến Phật của ḿnh

·                    Động viên chúng sanh sống đúng và sống hợp với Tri Kiến Phật mà ḿnh vốn có.

Do vậy, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật, tất cả chúng sanh sẽ thành Phật.  Và tư tưởng “thuần viên độc diệu” của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đức Thế Tôn ta với âm giọng hải triều tuyên bố”

“Tất cả chúng sanh đă thành phật”

Pháp-sư THÍCH TỪ THÔNG

Khể thủ


Google

 

Send mail to webmaster@dieulienhoa.org with questions or comments about this web site.
Copyright © 2005 Dieu Lien Hoa  Last modified: 11/29/05