PHẨM 25:

QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT PHỔ MÔN PHẨM

 

Lúc bấy giờ, Bồ-tát Vô Tận Ư lễ Phật bạch rằng: Thế Tôn ! Do nhân duyên nào mà Bồ-tát Quán Thế Âm có tên là Quán Thế Âm.

Phật bảo: Vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh đang bị khổ năo mà nghe Bồ-tát  Quán Thế Âm rồi “ nhất tâm” xưng niệm danh hiệu của Bồ-tát th́ tất cả chúng sanh ấy đều được giải thoát khổ năo.

Người nắm giữ danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm th́ nhờ oai thần của Bồ-tát mà:

·        Vào lửa, không bị lửa thiêu

·        Ch́m dưới nước, được vào chỗ cạn.

·        Đi thuyền t́m châu báu trong biển lớn bị lạc vào nước quỳ La Sát sẽ thoát được nạn quỷ ấy.

·        Sắp bị dao gậy chém đánh, th́ dao gậy kia bị găy từng khúc.

·        Khỏi bị Dạ Xoa và La Sát làm hại, thậm chí chúng không dám ngó nh́n.

·        Bị giềng xích gông cùm, đều có tội hay không, xiềng xích gông cùm thảy đều đứt ră.

·        Gặp đường hiểm nạn, được thoát khỏi và không bị sợ hăi.

Lại nữa, chúng sanh nào nhiều dâm dục, nhiều giận hờn, nhiều ngu si, mà thường cung kính niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm th́ được ĺa dục, ĺa sân, ĺa si.

Này Vô Tận Ư, Bồ-tát Quán Thế Âm oai thần ṿi vọi như thế, cho nên chúng sanh phải một ḷng tưởng nhớ.

Người nữ nào lễ bái, cúng dường Bồ-tát Quán Thế Âm để cầu con trai th́ được con trai phước đức trí tuệ, c̣n muốn cầu con gái th́ được  con gái h́nh tướng xinh đẹp, trồng sâu cội phước, người người kính mến.

Cung kính lễ bái Quán Thế Âm phước đức không bao giờ mất và nhiều như phước đức của người niệm danh hiệu và cúng dường sáu muơi ức hằng hà sa Bồ-tát.

Vô Tận Ư bạch: Thế Tôn ! Bồ-tát Quán Thế Âm làm thế nào mà dạo khắp  Ta-bà?  Sức mạnh phương tiện của Bồ-tát như thế nào?

Phật bảo: Nếu có chúng sanh quốc độ nào cần thân Phật mới độ thoát họ được, th́ Bồ-tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật mà thuyết pháp cho họ nghe.  Nếu cần thân Duyên Giác, thân Thanh Văn, thân Phạm Cương, thân Đế Thích, thân Tự Tại Thiên, thân Thiên Đại Tướng Quân, thân Tỳ-Sa-Môn,  thân Tiểu Vương , thân  Trưởng Giả, thân Cư-Sĩ,  thân Tể Quan,  thân Bà-la-môn,  thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni , Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, thân con trai, thân con gái , thậm chí đến thân Rồng,  Dạ-xoa,  Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, cùng không phải loài người, để độ thoát một chúng sanh của một quốc độ nào đó, th́ Bồ-tát Quán Thế Âm tùy trường hợp mà hiện thân ấy để hoá độ.

Vô Tận Ư, Bồ-tát Quán Thế Âm thành tựu công đức như thế, dùng các thứ thân h́nh, dạo cùng các nước mà độ thoát chúng sanh, v́ vậy chúng ngươi phải “ nhất tâm” cúng dường.  Bồ-tát Quán Thế Âm c̣n được cơi Ta-bà gọi là “ Người bố thí vô uư” v́ trong hoàn cảnh  sợ hăi tai nạn nguy cấp, Bồ-tát có khả năng làm cho hết sợ.

Vô Tận Ư bạch Phật: Thế Tôn ! Con xin cúng dường Bồ-tát Quán Thế Âm.  Nói xong, liền mở xâu chuỗi ngọc đang đeo nơi cổ, giá trị trăm ngàn lượng vàng, đem dâng cho Bồ-tát Quán Thế Âm mà nói rằng: Xin ngài nhận món pháp thí bằng châu báu nầy.

Bồ-tát Quán Thế Âm không chịu nhận. Vô Tận Ư lại thưa: Xin Ngài thương xót chúng tôi mà nhận cho.

Bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Quán Thế Âm: Ông nên thương xót Vô Tận Ư và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ xoa,  Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, loài người và không phải người… mà nhận chuỗi ngọc.

Vô Tận Ư Bồ-tát nói một bài kệ, để hỏi đức Phật:

“ Thế Tôn đủ tướng tốt

Con nay xin hỏi Phật

Phật tử kia duyên ǵ

Tên là Quán Thế Âm”

Kệ đáp:

“ Vô Tận Ư nghe đây

Hăy nghe hạnh Quán Âm

Khéo ứng các  nơi chỗ

Thệ rộng sâu như biển

Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn

Hầu nhiều ngh́n ức Phật

Phát nguyện thanh tịnh lớn”

 

Ta v́ ông lược nói:

Nghe danh và thấy thân

Tâm niệm không xao lăng

Hay diệt khổ ba cơi

Giả sử khởi ư hại

Xô rớt hầm lửa lớn

Do sức Quán Âm kia

Hầm lửa biến thành ao

 

Hoặc trôi dạt biển lớn

Cá, rồng, quỷ các nạn

Do sức Quán Âm kia

Sóng ṃi dập chẳng ch́m

 

Hoặc ở chót Tu-di

Bị người xô rớt xuống

Do sức Quán Âm kia

Như mặt trời trụ không

 

Hoặc bị người ác rượt

Rớt xuống núi kim cang

Do sức Quán Âm kia

Chẳng hại đến mảy lông

 

Hoặc bị oán tặc vây

Đều cầm dao gia hại

Do sức Quán Âm kia

Đều liền sanh ḷng lành

 

Hoặc bị khổ nạn vua

Gia h́nh mệnh sắp chết

Do sức Quán Âm kia

Dao liền gẫy từng đoạn

 

Hoặc xiềng xích cầm tù

Tay chân bị cùm gông

Do sức Quán Âm kia

Tháo ra được thong thả

 

Trù ếm tra thuốc độc

Muốn hại chết người ta

Do sức Quán Âm kia

Người là,m mang hại lấy

 

Hoặc gặp La-sát dữ

Độc-long các quỷ yêu

Do sức Quán Âm kia

Chúng liền không dám hại

 

Hoặc thú dữ vây quanh

Nanh vút bén đáng sợ

Do sức Quán Âm kia

Chạy gấp chẳng kể đường

Rắn độc và ḅ cạp

Phun khí độc mịt mờ

Do sức Quán Âm kia

Tự khắc lui chạy hết

 

Mây đen sấm sét nổ

Giá tuôn mưa xối xả

Do sức Quán Âm kia

Tức thời tiêu tan hết

 

Chúng sanh bị khổ ách

Vô lượng khổ bức thân

Quán Âm sức trí diệu

Hay cứu khổ thế gian

Đầy đủ sức thần thông

Rộng tu trí phương tiện

Mười phương các cơi nước

Không cơi nào chẳng hiện

Các loài trong đường dữ

Địa ngục, quỷ, súc sanh

Sanh, lăo, bệnh, tử, khổ

Lần lần khiến dứt hết

 

Quán chơn, quán thanh tịnh

Quán trí tuệ quảng đại

Quán bi và quán từ

Thường nguyện thường chiêm ngưỡng

Quán thanh tịnh không nhơ

Trời trí tuệ phá tối

Hay phục tai gió lửa

Chiếu sáng khắp thế gian

 

Thể Bi ngừa sấm sét

Ư từ đám mây lành

Xối mua pháp cam lồ

Dứt trừ lửa phiền năo

 

Kiện tụng ở chỗ quan

Trong quân trận sợ sệt

Do sức Quán Âm kia

Oán cừu đều tan hết

 

Diệu Âm: Quán Thế Âm

Phạm âm, hải triều âm

Tiếng hơn hết thế gian

Cho nên thường phải niệm

 

Niệm niệm chớ sanh nghi

Quán Thế Âm Thánh Tịnh

Với khổ năo chết chóc

Làm chỗ nương cậy cho

 

Đủ tất cả công đức

Mắt lành trông chúng sanh

Biển phước lớn vô lượng

Thế nên cần đảnh lễ

 

Bấy giờ, Bồ-tát Tŕ Địa liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật thưa rằng:

Bạch Thế Tôn ! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn với sức thần thông, đạo nghiệp tự tại nầy th́ nên biết công đức của người đó không phải tầm thường

Lúc Phật nói phẩm Phổ Môn nầy, trong chúng có 84.000 chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác

 

THÂM NGHĨA

 

Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn thường gọi giản lược là phẩm Phổ Môn.  Phẩm kinh nầy tùy chủng tánh và tŕnh độ kiến giái của mỗi người mà có sự nhận thức khác nhau.  V́ vậy khi ứng dụng việc tu tập hành tŕ, mỗi người theo  sự nhận thức của ḿnh mà  “ tín ngưỡng”.  Thế nên khó t́m một tiêu chuẩn mà nhất trí về Bồ-tát Quán Thế Âm và ư nghĩa  của phẩm Phổ Môn nầy.

Theo sự phân pháp của Hải Ấn đại sư được nhiều bậc đa văn tiền bối tán đồng, phẩm Quán Thế Âm được liệt vào phần Nhập Phật tri kiến , giáo nghĩa rất thâm.   Đây là pháp thực hành quán niệm dựa trên âm văn của nhĩ căn và thanh trần.  Thanh trần và Âm , nhĩ căn và Văn vậy.  Nhĩ căn có ba đức tánh Viên, Thông, Thường, nó đặc thù hơn các căn khác.

Ngồi một nơi yên tĩnh, mười phương có tiếng trống, cùng một lúc nghe đủ cả mười.  Đó là đức Viên.

Cách vách có thể nghe tiếng.  Tiếng gần tiếng xa cũng có thể nghe.  Đó là đức Thông.

Có tiếng nghe đă đành, không tiếng tánh nghe vẫn có.  Đó là đức Thường của nhĩ căn vậy.

“ Phật xuất  Ta-bà giới

Thử phương chân giáo thể

Thanh tịnh tại Âm văn

Dục thủ tam-ma-đề

Thật tùng Văn trung nhập”

Ư nghĩa bài kệ đó, nói lên ở kinh Thủ Lăng Nghiêm về sự ưu việt của Âm văn đó.

Phương pháp quán niệm Âm văn  rất là quan trọng.  Tu học phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát, Phật tử chúng ta hăy gác qua t́nh cảm do tập quán và truyền thuyết dân gian hời hợt. Hăy t́m hiểu kinh điển qua sự thấy biết, tư duy vận dụng lư trí có tánh khách quan, mới có thể nhận chân giáo lư, mới có thể biết được sự thật về những điều Phật dạy chúng ta.

Ở phẩm Thường Bất Khinh Bồ-tát thứ 20, đă đề cập Oai “Âm” Vương Phật.  Đó là đức Bổn sư đă kín đáo gợi ư, mật chỉ tiên đề cho thính chúng Pháp Hoa hải hội về Âm văn trong hồi ấy.

Ở phẩm 21, Như Lai thần lực, Phật mật ư chỉ bày công dụng của Âm văn  tỏ rơ hơn, qua hai sự kiện: tiếng tằng hắng và tiếng khăy móng tay, vang khắp mười phương quốc độ.

Ở phẩm 24, Diệu Âm, công dụng của Âm thanh  đến đây đă thành Diệu: Diệu Âm đến, có mặt, th́ cơi Ta-bà rực rỡ, trang nghiêm đẹp đẽ.  Diệu Âm về, vắng tiếng, cơi Ta-Bà trở lại trạng thái cũ , không c̣n trang nghiêm đẹp đẽ nữa.

Phẩm Quán Thế Âm thứ 25 nầy, Phật dạy cho chúng ta cách Giữ diệu âm ở lại, để cơi Ta-bà xinh đẹp, rạng rỡ măi.

Quán Thế Âm là danh hiệu “ Nhân cách hoá một phương pháp tu tập”.

Quán là vận dụng cái trí năng tri, soi rọi vào tâm để nhận thức đối tượng, như quán tưởng, quán niệm một đối tượng nào…

Thế có nghĩa là sự vận động tương tục không ngừng của sự vật.  Ở đây nhằm chỉ bày sự tương tục của tâm tưởng chúng ta.

Âm là tiếng, Âm có âm hưởng, âm ba, âm thanh đều là đối tượng của nhĩ căn.

Quán Thế Âm là quán niệm cái tiếng tâm thầm lặng mà trong như sương, trắng như tuyết, sáng chói như kim cương, nó thường xuyên liên tục không  có phút giây gián đoạn ở ḷng ta.

Ở đời có thứ tiếng nào thường xuyên liên tục không gián đoạn?

Tiếng của tâm ta.  Tiếng ḷng mầu nhiệm của ta là thứ tiếng thường xuyên và liên tục không ngừng.  Nó luôn luôn nói với chúng ta, nếu chúng ta để ư lắng nghe.  Nó có khả năng nói ngày, nói đêm, nói ở mọi nơi chốn, chỉ trừ lúc ngũ không chiêm bao.

Nhưng làm sao biết được thứ tiếng nào là mầu nhiệm?

Thứ tiếng có khuynh hướng tiến lên giải thoát giác ngộ: Bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh định… được liệt vào tiếng mầu nhiệm, là diệu âm đó.  Trái lại, những thứ tiếng có chất vô minh, phiền năo, khổ đau như : tham, sân, si, mạn… người Phật tử phải quên, bỏ nói đi, không nên lưu lại ở kư ức ḿnh.

Diệu Âm tức Quán Thế Âm.  Quán Thế Âm tức Diệu Âm đến rồi về để cho cơi Ta-bà trở lại trạng thái cũ, không giữ được vẻ xinh đẹp, trang nghiêm nữa.  Đó là Diệu âm Bồ-tát văng lai ở phẩm trước.

Kinh nói:

“Diệu Âm, Quán Thế Âm

Phạm Âm, Hải Triều Âm

Thắng bỉ thế gian âm

Thị cố tu thường niệm…”

Nghe phẩm Quán Thế Âm, mỗi người phải đặt ḿnh là một Vô Tận Ư Bồ-tát.  Phải sử dụng ư thức sâu xa vô tận, tư duy thăm thẳm tột suốt nguồn tâm để nhận thức thâm nghĩa của kinh.  Nếu sử dụng ư thức nông cạn, tư duy hời hợt, “ tín ngưỡng” Quán Thế Âm như một đấng thần quyền, sẽ sa vào mê tín dị đoan, làm cho người trí khinh chê, chánh pháp từ đây mai một !

Giả sử có vô lượng chúng sanh đang gánh chịu nhiều điều khổ năo mà được nghe “ Hạnh Quán Thế Âm”, liền quán âm thanh đó, th́ họ sẽ được giải thoát những điều khổ năo.  Quán niệm “âm thanh” có nghĩa là tiếng của tâm ḿnh, là Diệu Âm vậy.

Trọng tâm cứu khổ của Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, sự khổ tinh thần.  Tất nhiên khi giải thoát khổ tinh thần, th́ thân thể lành mạnh và mọi giá trị vật chất sẽ có ở tầm tay.  V́ vật chất không ngoài tinh thần; tinh thần không ngoài vật chất.  Hai thứ ấy tác động hữu cơ.  Thế th́ sự cứu độ, sự ban cho của Quán Thế Âm là cứu độ, ban cho tinh thần, ban cho những ǵ thuộc lănh vực giải thoát giác ngộ của tâm tưư thức.  Bồ-tát sẽ không ban cho vật chất hữu vi cho  chúng sanh đâu, v́ làm như vậy tức là dồn đẩy chúng sanh vào con đường khổ ải triền miên không lối thoát.  Mà Bồ-tát th́ không thể nào làm việc ác đức và tội lỗi đối với lương tâm ḿnh.

Bởi v́:

“Đa dục vi khổ

Sanh tử b́ lao

Tùng tham dục khởi

Thiểu dục vô vi

Thân tâm tự tại…”

Kinh  Bát-đại Nhơn Giác, Bồ-tát đă thuộc nằm ḷng.

…” Nhơn hệ ư thê tử xă trach, thậm ư lao ngục.  Lao ngục hữu tán thích chi kỳ, thê tử vô viễn ly chi nịêm.  T́nh ái ư sắc khởi đản khu tŕ, tuy hữu khổ khẩu chi hoạn tâm hồn cam phục. Đầu nê tự nịch cố viết phàm phu, thấu đắc thủ môn xuất trần La-hán”.

Dính dấp vào con đường thê tử cũng như phu tử c̣n nguy khổ hơn bị tù.  Ở tù c̣n có ngày măn hạn, chứ thê tử th́ không sao có được ngày tháng rảnh rang…

Kinh Tứ-thập nhị-chương, Bồ-tát cũng đă thuộc kỹ.

“ Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng, huyển , bào, ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán…”

Kinh Kim Cương Bát Nhă, Bồ-tát Quán Thế Âm th́ làm sao quên được.

Quán Thế Âm Bồ-tát c̣n thuộc nhiều kinh lắm, chỉ có những người trong giới:

“Đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thời. Khả tích quang âm bất cầu thăng tiến.  Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nải cô phụ tứ ân…”

Họ cố ư bóp méo sự thật về “ Hạnh Quán Âm”. Họ tôn thờ và truyền bá Quán Thế Âm như một Bồ-tát chuyên làm công tác “ từ thiện xă hội”.  Rằng Quán Thế Âm Bồ-tát hứa sẽ giúp đỡ, hộ độ tất cả những ǵ người tín chủ muốn, miễn là “ có lễ” và “ thiết lễ cầu an” trước tượng Ngài,  thành tâm khẩn nguyện và tụng phẩm “ Phổ Môn Kinh”

Không, không thể như vậy được.  Bồ-tát là bậc Đại đạo tâm, thành tựu chúng sanh.  Bồ-tát là bậc hữu t́nh đă giác ngộ.  Bồ tát là bậc giác ngộ cho chúng sanh hữu t́nh.  Đạo lư nhân quả Phật dạy, Bồ-tát đă thân chứng.  Chánh, tà, chơn, nguỵ, chánh pháp, phi pháp, với trí tuệ “ hành thâm Bát nhă Ba la mật đa” không cần suy nghĩ, Bồ-tát đă biết rơ hết rồi.

Thế mà người ta nói: Bồ-tát là đại từ đại bi, cứu khổ, cứu nạn, Ngài độ hết thảy chúng sanh vô điều kiện, chỉ cần “ cúng dường”, “ cầu nguyện” và tha thiết “ khấn vái” Ngài.  Ư nghĩa nông cạn đó, việc làm không lư trí đó, đối với người trí, quả là sự bôi nhọ, sự sỉ nhục nặng nề đối với một Bồ-tát “Đẳng giác Quán Thế Âm”.

Muốn hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm cứu khổ với h́nh thức nào, chúng ta phải hiểu những vấn đề được biểu trưng về khổ nạn và giải thoát khổ nạn được an vui như sau:

1. VỀ MẶT MẤT MÁT VÀ KHỔ NẠN:

Nạn lửa, chỉ cho tánh “ thấy biết”, v́ tánh thấy biết trái ư hay sanh tánh nóng nảy như lửa.  Cho nên về lửa có: Lửa giận tức.  Lửa dâm dục.  Lửa bất măn, bất b́nh.  Lửa hận náo nung đốt tâm can.

Nạn nước, chỉ cho tánh “ nghe biết” , v́ nếu nghe tiếng đàn giọng huyễn, dễ bị cuốn trôi, nhận ch́m trong nhục dục khổ đau.  Tánh luyến-ái-nặng-nề, cũng được ám chỉ một h́nh thức cuốn trôi, nhận ch́m của nước.

Quỷ la sát, ám chỉ những kẻ độc ác, hung bạo giết người.

Dao gậy, ví cho sức tác hại của sáu căn xúc đối với sáu trần, sanh ra sự đau khổ như cắt, như đánh.

Ma quỷ, chỉ sự cám dỗ của tham, sân, si, mạn, nghi, giải-đăi, thuỳ miên, phóng dật, hôn trầm…

Gông cùm xiền xích, biểu trưng cho sự mê mờ tốt tăm v́ những thứ đó làm cho con người mất tự do tự tại, ḱm hăm sức phát triển về thể xác lẫn tinh thần.

Giặc cướp ,  ám chỉ những hành động sai quấy tội lỗi.  Do đó, mất sạch công đức lành ví như bị giặc cướp hết sạch của cải.

Nói chung, tất cả những từ có tính cách tác hại, gây đau khổ, mất mát ở phẩm Phổ Môn đều phải được hiểu là: những tác động tâm lư thuộc loại  “ tâm sở bất thiện”.  Không được hiểu đó là sự kiện “cụ thể” ở ngoại cảnh trước mắt.  Hiểu trái lại th́ nó trở thành chuyện mê tín hoang đường.

2.         VỀ MẶT ĐƯỢC VÀ AN VUI:

Thất bảo là vàng bạc , lưu ly… biểu trưng thất thánh tài: tín, giới, văn, tàm quư, niệm, định, xă.

Của báu, biểu trưng tất cả công đức lành.

Con trai, biểu trưng trí tuệ và giác ngộ

Con gái, biểu trưng phước đức và giải thoát.

Ngoài ra, tất cả những từ mang tính cách “lành mạnh” và “ an vui” trong phẩm kinh nầy, phải được hiểu là: Phước đức, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến thuộc loại “ tâm sở thiện”.  Tóm lại, “ tâm sở thiện hay bất thiện” cũng được hiểu đó là cách nói để biểu trưng.  V́ lẽ Quán Thế Âm là pháp tu để “ Nhập Phật tri kiến” chớ không phải là một thần thánh để nguyện cầu.

Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 25 trong 28 phẩm kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, nếu đưa vào đây một Bồ-tát chuyên làm công tác xă hội tầm thường như thế, th́ quả là phỉ báng Thế Tôn lắm vậy.

Người cúng dường và thọ tŕ danh hiệu 62 ức hằng hà sa Bồ-tát, cốt để được định tuệ, để trở về với tâm thanh tịnh, giải thoát giác ngộ của ḿnh.  Ngừơi quán niệm tiếng ḷng mầu nhiệm của ḿnh th́ người đó có định tuệ và đă sống với tâm thanh tịnh giải thoát giác ngộ.  V́ vậy, thọ tŕ danh hiệu 62 ức hằng hà sa Bồ-tát và thọ tŕ một danh hiệu Quán Thế Âm thôi, hai công đức bằng nhau không khác, v́ mục đích đạt đến ngang nhau.

Đáp câu hỏi của Vô Tận Ư Bồ-tát, Quán Thế Âm vân du khắp Ta-bà với h́nh thức nào?

Thế Âm thường trực ở trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh trong 10 pháp giới thánh phàm.  Chúng sanh nào cần cứu độ th́ Thế Âm dùng thân đó mà thuyết pháp hoá độ.  V́ Thế Âm là “ tiếng ḷng thường trực” của tất cả chúng sanh vậy.

Pháp Quán Thế Âm là thứ pháp thí cho chúng sanh vô-uư (không sợ).  V́ quán niệm Thế Âm nhất tâm thanh tịnh, th́ chẳng c̣n ǵ đáng sợ nữa, kể cả sự chết, hành giả cũng xem đó là việc rất b́nh thường.  B́nh thường v́ đó là quy luật, là chân lư tất yếu, tự nhiên.

Giác ngộ vô thượng không có ǵ cao xa và bí ẩn cả.

Người giác ngộ là người hiểu rơ, nắm trọn quy luật đó, để cuộc sống khỏi bất măn, khỏi khổ đau, mà kinh điển thường gọi là sống theo “ chân lư”.  Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật có ông nào trường sanh bất tử đâu.  Thế mà cái chết của các Ngài được gọi là “ Niết Bàn” là “ Thoát ly sanh tử”.  C̣n phàm phu chỉ là chết mà gọi là “ sanh tử luân hồi”, “ưu bi khổ năo”. Nguồn gốc do đâu? Do chấp cái “ Ta” và cái “ của Ta”.  Khởi niệm chấp là trái với chân lư, trái quy luật thiên nhiên vũ trụ.  Gốc khổ phát sinh từ ư niệm chấp thủ của con người, là “ vô minh nghiệp tướng”.

Quán Thế Âm là “ nhân”, “ bổn giác” và  “ thỉ giác” là “ quả”.  Bổn giác, thỉ giác mới là mục tiêu cứu cánh của tu pháp quán niệm Thế Âm.  V́ vậy Thế Âm Bồ-tát không dám nhận “ quà” của Vô Tận Ư Bồ-tát cúng dường.  Sau khi nghe lời Phật khuyến khích Thế Âm mới nhận, nhưng rồi tức khắc dâng lên Đa Bảo Như Lai (bổn giác) và Thích Ca Mâu Ni ( thể giác).  V́ chỉ có bổn giác và thỉ giác mới là địa vị thẩm quyền tối thượng để nhận “ của báu vô giá” của tấm ḷng trong trắng “ Vô Tận Ư” hiến dâng.

Sắp chấm dứt thời pháp về Quán Thế Âm Tŕ Địa Bồ-tát ( tâm địa) xuất hiện tán thán biểu đồng t́nh.  Đó là một sự kiện có ư nghĩa sâu xa ! Tâm và Ư cần tiếp thu và nhận thức một cách hổ tương và đồng bộ th́ hiệu quả giác ngộ giải thoát mới cao.  Rằng: Hăy vận dụng tâm và ư mà quán niệm Thế Âm. Làm được vậy là Diệu Âm sẽ ở măi nơi ḷng ta.  Diệu âm không về đâu cả.

   
   
   

Google

 

Send mail to webmaster@dieulienhoa.org with questions or comments about this web site.
Copyright © 2005 Dieu Lien Hoa  Last modified: 11/29/05