Phẩm 10: PHÁP SƯ
Để dạy cho tám muôn Đại Sĩ, khi bấy giờ Phật nói với
Bồ-tát Dược Vương rằng: Trong đại chúng đầy đủ hạng người Chư Thiên, Long
Vương, Càn-thát-bà, A-tu-la… Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thanh Văn, Duyên Giác cho
đến những người cầu thành Phật đạo. Không để riêng ai, nếu người nào ở
trước Phật nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa, một câu một bài kệ nhẫn đến
một niệm tùy hỉ, Như Lai đều thọ kư họ là người sẽ thành tựu quả Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác.
Phật dạy tiếp: Sau Như Lai diệt độ, nếu có người nghe
kinh Diệu Pháp Liên Hoa một câu một bài kệ cho đến một niệm tùy hỉ, Như Lai
cũng thọ kư cho quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Người nào thọ tŕ, đọc, tụng , giảng nói, biên chép
kinh Diệu Pháp Liên Hoa cung kính cúng dường bằng các thứ trân bảo, hương
thơm, trang nghiêm đẹp đẽ… Dược Vương nên biết ác người đó đă từng cúng
dường mười muôn ức Phật, đă thành tựu đại nguyện, v́ thương xót chúng sanh
mà sanh vào nhân gian đấy.
Dược Vương! Nếu có người hỏi trong thời vị lai, những
chúng sanh nào sẽ được thành Phật th́ nên chỉ những người vừa kể trên mà nói
rằng những người đó sẽ thành Phật. V́ sao? Nếu có người trai lành, gái tốt
nào thọ tŕ , đọc tụng, biên chép, giảng nói dầu là một câu của kinh Diệu
Pháp Liên Hoa và dùng các thứ hương hoa, báu vật mà cúng dường, th́ người đó
đáng được nhân gian chiêm ngưỡng và cúng dường như cúng dường Phật v́ đó là
hàng Đại Bồ tát đă thành tựu Chánh Giác nhưng v́ thương chúng sanh mà nguyện
sanh trên đời để phân biệt giảng nói kinh Pháp Hoa. Dược Vương nên biết !
Người đó từ bỏ phước báu thanh tịnh để sanh vào đời trược ác, v́ chúng sanh
mà truyền bá giảng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Sau Như Lai diệt độ, nếu có
người trai lành gái tốt có thể v́ riêng một người mà nói kinh Pháp Hoa nhẫn
đến một câu kinh phải biết người đó là sứ của Như Lai. Như Lai sai làm việc
của Như Lai, c̣n nói chi người ở trong đại chúng v́ nhiều người giảng nói.!
Dược Vương .! Nếu có người bất thiện, dụng ác tâm ở
trước Phật chê mắng Phật suốt một kiếp tội c̣n nhẹ. Nếu có người hung hăn
chưỡi mắng người tại gia hay xuất gia thọ tŕ, đọc tụng kinh Pháp Hoa th́
tội rất nặng.
Dược Vương.! Người đọc tụng kinh Pháp Hoa, phải biết
người đó dùng đức trang nghiêm của Phật tự trang nghiêm ḿnh. Như Lai dùng
vai mà vác người đó. Mọi người nên dùng những thứ: hương hoa, kỹ nhạc quư
báu nhất trong cơi đời để cúng dường. V́ sao? Bởi v́ nghe pháp của người
đó nói trong khỏang giây lát bèn được tỏ ngộ chân lư rốt ráo đối với quả Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Để lập lại nghĩa trên đức Thế Tôn nói một bài kệ.
Rồi đức Phật dạy tiếp: Dược Vương .! Kinh điển của ta
có thể nói nhiều vô lượng, đă nói đang nói và sẽ nói mà trong đó kinh Pháp
Hoa khó tin và khó hiểu. Kinh nầy là tạng bí yếu của chư Phật, không thể
truyền trao khinh suất bừa băi cho những người không đúng đối tượng căn cơ.
Đây là thứ kinh chư Phật giữ ǵn cẩn mật chưa từng diễn nói. Bởi v́ Như Lai
c̣n tại thế nói ra c̣n nhiều người oán ghét huống chi sau khi Như Lai diệt
độ.
Dược Vương nên biết: Sau Như Lai diệt độ, người nào thọ
tŕ , đọc tụng, biên chép , giảng nói cho người khác nghe, Như Lai lấy y mà
trùm, người đó được chư Phật trong mười phương hộ niệm. Như Lai lấy tay xoa
đầu và người đó cùng với Như Lai ở chung.
Dược Vương.! Ở nơi chốn nào có kinh nầy hoặc giảng nói
hoặc đọc tụng nên xây tháp bằng bảy báu cao rộng đẹp đẽ mà trong đó không
cần tôn trí xá lợi. Bởi v́ trong đó có ṭan thân Như Lai rồi. Nên dùng các
thứ hương hoa, trân bảo, tràng phan… để cúng dường tháp. Người nào thấy
tháp lễ bái cúng dường, phải biết những người đó đă gần gũi với quà Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Bồ tát hành đạo mà chưa thấy chưa nghe được kinh Diệu
Pháp Liên Hoa là Bồ tát chưa khéo tu đạo Bồ tát. Những chúng sanh cầu Phật
đạo, hoặc thấy hoặc nghe, nghe rồi tin hiểu thọ tŕ nên biết người đó đă gần
gũi với quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi. Thí như có người khát nước
đào giếng ở g̣ cao, đào thấy đất c̣n khô, biết rằng gần tới nước. Bồ tát
cũng vậy, thọ tŕ, biên chép, giảng nói kinh Pháp Hoa phải biết quả Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đối với Bồ tát đó gần kề.
Dược Vương.! Nếu Bồ Tát nào nghe kinh Pháp Hoa mà kinh
nghi sợ sệt đó là Bồ tát mới phát tâm. Nếu hàng Thanh Văn nghe kinh này mà
kinh nghi sợ sệt đó là hàng Thanh Văn tăng-thượng-mạn.
Dược Vương .! Nếu có trai lành gái tốt sau Như Lai diệt
độ muốn v́ hàng tứ chúng mà nói kinh Pháp Hoa th́ nên ở trong nhà Như Lai,
mặc y Như Lai và ngồi trên ṭa của Như Lai mà thuyết kinh. Nhà Như Lai là
tâm từ bi. Y Như Lai là nhẫn nhục. Ṭa Như Lai là “ Vạn Pháp Giai Không”.
Dược Vương, Phật dù ở thế giới khác xa xăm nhưng Phật
sai hàng hóa nhơn, hàng tứ chúng (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di)
đến nghe pháp và tin nhận thuận theo không chống trái. Nếu nói pháp ở chổ
vắng Như Lai sai Thiên Long, Càn Thát Bà… đến nghe pháp. Phật dù ở nước
khác nhưng khiến người nói pháp luôn luôn được thấy thân ta. Nếu có quên
sót câu lối. Như Lai sẽ nhắc cho họ nói kinh được đầy đủ.
Để lập lại nghĩa trên Thế Tôn nói một bài kệ…
THÂM NGHĨA
Pháp sư là người học hiểu cháp pháp, sống với chánh
pháp và truyền bá chánh pháp. Thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng thuyết
đều được công đức vô lượng, đều được gọi là Pháp sư.
Pháp Hoa Pháp Sư cần có những điều kiện căn bản thể
hiện trong đời sống hằng ngày, th́ việc lợi ḿnh lợi người mới được viên măn.
Kinh nói:
“ Lấy đại từ-bi làm nhà
Lấy nhu ḥa nhẫn nhục làm áo
Lấy pháp không làm ṭa ngồi
Ở nơi đó mà thuyết pháp
Nếu lúc nói kinh nầy
Có người ác mắng nhiếc
Đá, ngói, dao gậy, hại
Nhớ Phật nên nhẫn nhục…”
Pháp Hoa Pháp Sư có thể có khó khăn như vậy. Bởi v́
kinh Pháp Hoa có những đặc điểm dị thường, ở nhiều kinh khác Phật chưa từng
dạy đến.
1.
Chỉ nghe chừng một bài kệ hoặc một câu kinh Pháp Hoa, Phật cũng thọ
kư cho thành Phật.
2.
Hoặc thọ tŕ, hoặc đọc tụng, hoặc biên chép, hoặc giảng nói chừng một
bài kệ, Phật nói người đó không phải người thường.
3.
Hỏi ai là người sẽ được thành Phật? Hăy chỉ những người có nghe và
thọ tŕ, đọc tụng, giảng nói kinh Pháp Hoa.
4.
Dùng ác tâm chê mắng Phật trọn kiếp, tội c̣n nhẹ hơn chê mắng người
tại gia hay xuất gia thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng nói kinh Pháp Hoa.
5.
Đọc tụng kinh Pháp Hoa là dùng đức trang nghiêm của Phật mà tự trang
nghiêm ḿnh.
6.
Kinh đă nói, đang nói và sẽ nói
nhiều vô lượng, chỉ có kinh Pháp Hoa khó tin và khó hiểu.
7.
Kinh Pháp Hoa là tạng bí yếu không trao dạy cho người không đúng đối
tượng. Phật tại thế kinh Pháp Hoa c̣n bị nhiều người oán ghét c̣n nói chi
sau Như Lai diệt độ!
8.
Sau Như Lai diệt độ, có ai biên chép, thọ tŕ , đọc tụng, giảng nói
kinh Pháp Hoa, Như Lai lấy y mà trùm, lấy tay mà xoa đầu người đó.
9.
Chỗ nào có kinh Pháp Hoa hoặc có người thọ tŕ, đọc tụng, biên chép
giảng nói nên dựng tháp thất bảo cúng dường. Khỏi để Xá-Lợi Phật mà trong
đó có toàn thân Như Lai rồi.
10.
Pháp sư nói kinh Pháp Hoa nếu ở chỗ vắng vẻ, Phật sai Thiên-long,
bát-bộ chúng đến nghe pháp. C̣n Phật dù ở nước khác nhưng khiến cho vị Pháp
sư luôn luôn thấy Phật. Và nếu quên mất câu nghĩa Phật dạy cho nhớ hiểu đầy
đủ.
Quả là những sự kiên dị thường. Nếu có người bảo đó
là chuyện hoang đường, thần thọai của thời tiền sử xa xưa, dường như chẳng
có ǵ oan ức lắm. Người đệ tử Phật có trách nhiệm nghiên cứu t́m hiểu và
dung hóa nó qua “bộ óc” trí tuệ để “nhận thức” lấy tinh hoa chánh pháp, bỏ
đi cái bả văn tự ngôn từ vốn mượn để làm thứ “tá dược”. Cái tinh hoa của
kinh Pháp Hoa là thứ dược liệu cực mạnh trị chứng bệnh “tự
khinh” nặng nề của chúng sanh. Chừng nào
chúng sanh c̣n bệnh tự khinh
th́ Pháp Hoa Pháp Sư chưa được nghỉ ngơi. Chừng nào chúng sanh biết ḿnh là
Phật, ở chung với Như Lai, thường thấy Như Lai, được Như Lai xoa đầu nhắc
nhở… Bấy giờ, Pháp sư nhiệm vụ mới hoàn thành.
Ta hăy t́m hiểu mười sự kiện dị thường được nêu ở
trên:
1. Ta thử rút ra một câu kinh xem nào?
“Tôi không dám khinh các Ngài, v́ các ngài đều sẽ
thành Phật” (ngă bất cảm khinh ư nhử đẳng, nhử đẳng giai đương tác Phật)
Thế nào? Bạn có bằng ḷng chấp nhận “bạn sẽ thành
Phật” không?
Có.
Thế là Phật đă thọ kư cho bạn rồi đó. Nói rằng Phật
thọ kư kỳ thật bạn thọ kư cho bạn chứ không phải cần đến Phật. Bởi v́ Phật
dù có nói thọ kư hay không, địa vị Phật, bạn cũng chẳng mất phần. V́ bạn đă
nhận hiểu Phật-tánh của bạn th́ sớm hay chậm bạn sẽ thành Phật. Nói cách
khác là bạn “trở về” với cái ông Phật-tánh sẵn có của bạn. Bạn không biết
ḿnh là con trưởng giả nên phải đói rách, lang thang, lưu lạc. Khi bạn nhận
ra ông trưởng giả là cha ḿnh, bạn “trở về nhà” th́ cái gia tài nguy nga đồ
sộ, những kho tàng ngập đầy bảo châu vô giá của ông trưởng giả ấy là của bạn,
chứ c̣n của ai nữa?
2. Những người thọ tŕ, đọc tụng, biên chép,
giảng nói kinh Pháp Hoa, Phật nói những người đó không phải người thường.
- Tại sao vậy? – V́ người thường vốn có tánh “tự
khinh”. Họ không tin ḿnh có khả năng
thành Phật. Càng không thể tin rằng ḿnh là Phật, có Phật chất, có Như Lai
ở trong tâm mầu nhiệm. Người thường nghĩ rằng Phật phải là một ông không
phải là ḿnh th́ mới là Phật. Ông đó ngồi trên chánh điện chùa, đi lửng
thửng trên may hay phải ngồi trên một ṭa sen đẹp.
Hiểu Phật như thế th́ biên chép, giảng nói kinh Pháp
Hoa có nhằm ǵ ! Cho nên họ chẳng cần làm việc đó. Ngược lại, người thọ
tŕ, đọc tụng, tu tập kinh Pháp Hoa, tự tin
Tri Kiến Phật của
ḿnh. Tin ḿnh có tâm Như Lai mầu nhiệm. Rồi quyết chí tu hành, cải tạo
vô minh, diệt trừ phiền năo, do đó, sớm muộn ǵ cũng đến ngày thành Phật.
Thế không phải sứ-giả Như Lai là ǵ?
3. Nếu hỏi ai là người sẽ được thành Phật?
Hăy chỉ những người thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng nói kinh Pháp Hoa.
- V́ sao vậy?
- V́ người nầy tự tin ḿnh thành Phật. Biết ḿnh có
Phật Tri Kiến , biết có Như Lai Viên Giác Diệu Tâm.
4. Dùng ác tâm chê mắng Phật trọn kiếp, tội
c̣n nhẹ hơn chê mắng người tại gia hay xuất gia thọ tŕ, đọc tụng, biên
chép, giảng nói kinh Pháp Hoa.
- Sao lạ thế?
- Tai hăy chính chắn tư duy vấn đề nầy: Giả sử có
người xỉ vào mặt ông Cù-đàm, ông Thích Ca Mâu Ni mà mắng. Thế nào? Họ đă
mắng được Phật chưa?
Xin đáp rằng: Chưa. Họ mắng như thế không trúng
Phật. Họ chỉ mắng được ông Cù-đàm, ông Tất-đạt-đa, ông Thích Ca theo danh
ngôn thường xưng gọi. Cái hiện tướng tứ đại duyên khởi là Phật th́ cả thế
giới thành Phật cả, c̣n ai để gọi “chúng sanh”? Phật là cái giác tánh linh-tri,
cái tinh-hoa trí tuệ chứa đựng ở trong cái hiện tướng duyên sanh đó, cái đó
là Như Lai,
là Viên Giác Diệu Tâm
là Tri Kiến Phật.
Tất cả cái đó chứa đựng trong toàn bộ hệ tư tưởng giáo lư Pháp Hoa Kinh.
Cho nên chê mắng kinh Pháp Hoa tức là chê mắng Phật tánh ḿnh, xua đuổi Như
Lai tâm ḿnh, không tin ḿnh có khả năng thành Phật. Người tự mắng, tự xua
đuổi, tự khinh Phật ḿnh như vậy tức là tự ḿnh đốt cháy hạt giống thành
Phật th́ cái quả Phật dứt khóat tuyệt phần. Thế là làm cản trở con đường
tiến lên Như Lai, Phật,
của tất cả chúng sanh cho nên mang tội rất nặng.
C̣n việc chê mắng ông Tất-đạt-đa, ông Thích Ca th́
chưa đá động ǵ được Phật, Như Lai
cả.
Ta ôn lại lời Phật dạy ở kinh Bát Nhă Kim Cương:
“Nếu dựa vào 32 tướng cho là Như Lai
Dựa vào âm thanh thuyết pháp cho là Như Lai.
Hiểu Như Lai như thế là người tà đạo.
Không hề thấy biết
Như Lai đích thực.”
Hiểu Như Lai qua âm thanh sắc tướng không đúng th́
mắng Như Lai qua huyễn tướng và âm thanh cũng không nhằm được. Cho nên… gọi
là tội chỉ là biểu lộ sự ác tâm của chính ḿnh, tội “ngậm máu phun người,
trước dơ miệng ḿnh”, tội “tự chiêu kỳ họa ấy…” chớ Như Lai cũng chẳng bắt
tội làm ǵ. Và thật sự Như Lai cũng chẳng có quyền ǵ để bắt. V́ Như Lai
không phải “đấng thiêng liêng” có quyền thưởng phạt.
“Tùy trần trục cảnh, ngă pháp họanh sanh, vô minh
cứu cánh vọng thành tham, sân, si, mạn hữu lậu nghiệp”
“Tuyệt tướng triền căn, tự tha bất cách, giác tánh
bản lai cụ túc từ bi, hỉ, xả vô lượng tâm”.
Đó là câu đối của cụ Tâm Minh Lê Đ́nh Thám, tôi
thích quá viết vào đây để tặng chư độc giả cùng thưởng thức. Và nhớ rằng
nền giáo lư của Phật giáo đại để là vậy đó. Như Lai có quyền thưởng phạt ai
đâu!
5. Thọ tŕ, đọc tụng, giảng nói kinh Pháp
Hoa là dùng đức trang nghiêm của Phật mà tự trang nghiêm ḿnh.
- Có thật vậy không? Tại sao?
- Có. Tại v́ đă chấp nhận, đă tin Phật tánh ḿnh
th́ ḿnh là Phật, tin tâm Như Lai của ḿnh th́ ḿnh là Như Lai. Do đó cái
ǵ Phật có, Như Lai có th́ ḿnh có. Người ăn mày th́ không có cân đai áo mũ
trưởng giả để mặc. Nhưng đă là trưởng giả th́ mặc đồ trưởng giả, chứ sao!
6. Kinh điển Phật đă nói, hiện nói và sẽ nói
nhiều vô lượng. Nhưng chỉ có kinh Pháp Hoa là khó tin và khó hiểu.
- Tại sao vậy?
- Tại v́ các kinh “phương tiện”, “bất liễu nghĩa”
th́ để thích hợp với chúng sanh căn cơ vốn hạ-liệt, những tâm hồn yếu đuối
thích ỷ lại vào sự ban ân, giáng phúc của một “ đấng tha nhân”. C̣n kinh
Pháp Hoa th́ Phật dạy phải tin ḿnh là Phật. Niết bàn không phải ở “ cảnh
giới” xa xôi nào khác. Phải khai thác cái “ tự tánh thanh tịnh Niết Bàn”.
Phải sử dụng “ Niết Bàn Vô Trụ Xứ” của Phật. V́ thế chúng sanh khó hiểu và
khó tin.
7. Kinh Pháp Hoa phải đúng đối tượng mới nên
trao truyền. Lúc Phật tại thế, kinh Pháp Hoa c̣n bị nhiều người oán ghét,
huống là sau Như Lai diệt độ.
- Tại sao thế?
- Tại v́ chúng sanh có tánh tự khinh, không tin nổi
rằng ḿnh có thể thành Phật. Mà kinh Pháp Hoa th́ chỉ thẳng cái
Tri Kiến Phật sẵn
có, khiến chúng sanh tự ngộ-nhập,
tự thành.
8. Sau Như Lai diệt độ, có ai thọ tŕ, đọc
tụng, biên chép, giảng nói kinh Pháp Hoa Như Lai lấy y mà trùm, lấy tay xoa
đầu người đó. Người đó cùng Như Lai ở chung.
- Sự thật có thế ư? H́nh mạo Như Lai thế nào, khi
Như Lai làm những điều đó?
- Như ta đă biết, Như Lai Viên Giác Diệu Tâm th́ ai
cũng có, cái thể bất biến của Tâm là Như.
Cái dụng tùy duyên của tâm là Lai.
V́ vậy, Như Lai là Thể Dụng
là Tâm Tánh
thanh tịnh bản nhiên vốn có của mọi người.
“ Tâm sanh chủng-chủng pháp
Tùy duyên thủy thượng âu
Tánh chân-như bất biến
Như thủy, bổn thanh trừng
Bất biến tùy duyên chân thử tánh
Tùy duyên bất biến thị tha tâm
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng
Kiến tánh thâm tri thủy diện trừng”
Dịch:
“ Tâm sanh ra muôn pháp
Tùy duyên như bọt nước xao
Tánh, chân như bất biến
Như nước vốn lặng trong
Bất biến tùy duyên là
tánh ấy
Tùy duyên bất biến chính là
tâm nầy
Minh tâm? Nhận rơ lao xao bọt
Kiến tánh? Nh́n sâu mặt nước b́nh”.
Ai mà chẳng sống bằng tâm tánh, chẳng ở cùng tâm
tánh, chẳng tương quan tác động giữa nhục-thân và tâm tánh. Tách rời tâm
tánh ra mà c̣n là một con người th́ Phật không có nói bao giờ trong ṭan bộ
giáo lư Phật. Những đợt sóng “ tùy duyên” bao giờ cũng phát xuất, cũng ở
trong ḷng nước “ bất biến”. Nước duyên khởi ra sóng là việc dễ hiểu. Sóng
nước không rời là việc tất nhiên. Cũng vậy mọi người ai cũng có
Tâm Tánh Như Lai,
khi thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng nói kinh Pháp Hoa là lúc “trở về”
với Như Lai Tâm
làm việc Như Lai Tánh
th́ được ở chung với Như Lai, được Như Lai rờ đầu vậy. Chỉ lo là ḿnh có
nhớ Như Lai, bằng ḷng trở về ở chung với Như Lai không? Hay là bỏ nhà đi
hoang để cho Như Lai phải khắc khỏai nhớ thương như ông trưởng giả nhớ
thương đứa con hoang “cùng tử” của ḿnh.
Người ham thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng nói
kinh Pháp Hoa, là người “trở về nhà” chớ không là “ chàng cùng tử” tha
phương cầu thực nữa, th́ c̣n lạ ǵ việc ông trưởng giả choàng cho con ḿnh
chiếc áo đẹp, xoa đầu nựng nịu và ôm vào ḷng ngủ chung một giấc yên lành
măn nguyện.! V́ bởi con cưng mà.!
9. Chỗ nào có kinh hoặc có người thọ tŕ,
đọc tụng, biên chép, giảng nói kinh Pháp Hoa, nên dựng tháp bảy báu cúng
dường, nhưng không cần để Xá Lợi Phật, v́ trong đó có ṭan thân Như Lai rồi
- Thân Như Lai là ǵ? Không cần Xá lợi mà vẫn có
toàn thân Như Lai trong tháp?
- Sao lại dựng tháp để cúng dường kinh? Đem phẩm vật
để cúng dường cho Phật c̣n dễ hiểu. Dựng tháp để cúng dường kinh th́ nghĩa
lư thế nào?
Kinh Pháp Hoa là Pháp, thứ pháp tối thượng thừa
triển khai Tri Kiến Phật
trong tất cả chúng sanh. Thế th́ Pháp
là Phật
vậy. Tháp tức là Pháp.
Mà tánh của Pháp tức là tánh của Phật, v́ Phật tánh và Pháp tánh không hai.
Danh th́ khác mà thể th́ đồng. Trong Pháp tánh có Phật tánh, trong Phật
tánh có Pháp tánh.
Luật Hiển-dưong Chánh-giác nói:
“ Phật tánh tại hữu t́nh
Pháp tánh tại vô tri
Phật pháp bản lai vô nhị tánh
Nhất hỏa năng siêu bách vạn sài”
Vốn cùng một tánh “chân như” nhưng tùy duyên sanh
khởi và tác động vào hữu t́nh th́ tánh chân như được trở thành tên gọi : “PHẬT
TÁNH”. Cũng tánh chân như ấy tùy duyên
vận động sanh khởi và tác động vào vô-t́nh th́ gọi đó là “PHÁP
TÁNH”. Kỳ thực Phật tánh và Pháp tánh
không hai. Ví như một thứ lửa đem đốt nhiều thứ củi mà tên lửa và độ nóng
của lửa có khác: lửa phân ḅ, lửa rơm, lửa củi, lửa than đước, lửa than đá …
10. Pháp sư nói kinh Pháp Hoa ở chỗ vắng vẻ,
Phật sai Thiên-long, bát bộ và tứ chúng đến nghe. Phật dù ở chỗ khác nhưng
khiến cho Pháp sư luôn luôn thấy Phật. Pháp sư quên, Phật dạy cho nhớ đầy
đủ.
- Phải hiểu thế nào về sự kiện có vẻ huyền hoặc nầy?
- Phải hiểu thế nầy: Tâm Pháp sư đă có sẵn Như Lai,
Phật, tâm Pháp sư tự có đủ Tứ Thánh, Lục Phàm, khắp trùm mười pháp giới.
Phật và ta cùng ở chung nhau, lỡ quên mất câu lối th́ “Thiền
Định” để mời Phật đến, ôn cố tri tân,
“tư duy” lời Phật, th́ Phật, Như Lai
Thanh Tịnh Tâm xuất hiện dạy bảo cho mà
biết mà nhớ. Phật Thích Ca cách đây hơn hai ngh́n năm trăm năm trước, cũng
thỉnh Phật đến hộ niệm cho để thuyết kinh Pháp Hoa cũng bằng lối nầy. C̣n
Thiên Long bát bộ th́ lúc nào chẳng túc trực ở tâm ta. Cứ “tu duy” trong
thiền định, cứ giảng nói kinh Pháp Hoa đi, Thiên Long bát bộ vẫn nghe rơ,
chín cơi chúng sanh đều nghe rơ.
Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Dược Sư Lưu Ly Quang
Như Lai dù ở nước khác, nhưng “ Như Lai
Viên Giác” “ Tri Kiến Phật” lúc nào chẳng
có ở ḷng ḿnh.
Muốn thấy Phật, gặp gỡ Phật chỉ cần dời chúng sanh
đi nơi khác th́ Phật cùng Pháp sư đối diện, đàm đạo Phật pháp, khó ǵ.!
|