Phẩm 22: CHÚC-LUỴ
Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ pháp toà đứng dậy, hiện sức thần
lớn, dùng tay mặt xoa đầu vô lượng đại Bồ-tát mà nói rằng:
Trong vô lượng trăm ngàn muôn ức A-tăng-kỳ kiếp, ta đă tu tập pháp Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác khó được nầy , nay đem giao cho các ngươi, các ngươi
nên hết ḷng truyền bá để đem lại sự ích lợi cho nhiều người.
Đức Phật ba phen xoa đầu các Bồ-tát và ba phen lập lại câu nói trên.
Như Lai có từ bi lớn, không tham tiếc cũng không có điều sợ sệt, năng cho
chúng sanh trí tuệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên. Như Lai là đại
thí chủ của tất cả chúng sanh, các ngươi nên thọ học theo pháp của Như Lai,
chớ nên tham tiếc. Đời sau, nếu có trai lành gái thiện nào tin trí tuệ Như
Lai th́ các ngươi nên v́ những người ấy mà diễn nói Kinh Pháp Hoa, để họ
nghe biết tu hành, thành tựu được Phật tuệ. Nếu gặp hạng chúng sanh không
tin lănh lời kinh, th́ nên dùng pháp khác trong các giáo pháp thâm diệu của
Như Lai mà chỉ dạy cho họ được lợi ích vui mừng. Làm được như thế là các
ngươi đă báo ân Phật rồi vậy.
Khi nghe Phật nói xong, các Đại Bồ-tát đều cảm thấy sự vui mừng lan khắp
thân thể. Ḷng thêm cung kính, các Bồ-tát nghiêng ḿnh cúi đầu, chấp tay
hướng Phật đồng bạch: Chúng con sẽ làm đầy đủ theo lời Thế Tôn dạy, kính xin
Thế Tôn đừng lo nghĩ nữa !
Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca truyền cho các phân thân Phật đă từ mười
phương đến, đều trở về nứơc ḿnh và nói rằng:
“ Chư Phật mỗi vị tuỳ chỗ an trú của ḿnh mà trở về bổn độ tháp của Phật Đa
Bảo hoàn nguyên bản vị”
Trong lúc Phật nói, mười phương vô lượng phân tâm Phật đang ngồi trên toà sư
tử dưới cây báu, cùng Phật Đa Bảo với vô biên vô số Bồ-tát như Xá-lợi-phất…
hàng Thanh Văn, bốn chúng và tất cả thiên, nhân, a-tu-la, nghe lời Phật nói
đều rất vui mừng.
THÂM NGHĨA
Chúc-lụy có nghĩa là dặn ḍ, uỷ thác, là giao phó.
Trước khi chết, cha gọi các con dạy bảo những điều đạo đức cần có để sống
ở đời. Tṛ sắp xa thầy, thầy truyền đạt cho những ngón nghề tâm huyết sâu
xa trong học vấn… Ở đây Phật dặn ḍ uỷ thác cho các Bồ-tát “ Phật sự” trọng
đại, để lợi lạc chúng sanh. Ư nghĩa chúc lụy đại để giống lời cha, lời thầy
dạy cho con, cho tṛ trước khi xa cách.
Bồ-tát tâm nào cũng ở trong Phật tâm. Bồ-tát hạnh nào cũng phát xuất từ
Phật hạnh, cho nên Bồ-tát dù đông vô lượng, nhưng vẫn ở trong “ tầm tay”
Phật mà thôi. Đó là ư nghĩa “ Phật hiện sức thần lớn” xoa đảnh vô lượng
Bồ-tát.
Phật “ chúc lụy” cho Bồ-tát, những bậc thượng căn thượng trí nên hiểu đó
là câu chuyện: “ ḷng dặn ḷng”
Lời chúc lụy đầu tiên của Phật là uỷ thác: “ Pháp Vô Thượng Chánh Đẳng
Chánh Giác khó được”. Các Bồ-tát phải hết ḷng lưu bố cho thêm nhiều, rộng.
Qua ba phen xoa đảnh vô lượng Bồ-tát, Phật nói lên lời ủy thác lần hai:
Ta ở trong vô lượng trăm ngh́n muôn ức a-tăng-kỳ kiếp tu tập pháp Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác khó được nầy, nay đem phó chúc cho các ông. Bồ-tát
các ông phải thọ tŕ đọc tụng tuyên nói pháp nầy cho tất cả
chúng sanh đều được nghe biết.
Nếu là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, th́ có ǵ thọ tŕ đọc
tụng. Ở đây Phật 3 phen xoa đảnh Bồ-tát dặn ḍ: Phải thọ tŕ
đọc tụng mà truyền rộng thế có nghĩa là:
Pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và kinh Diệu
Pháp Liên Hoa là một.
Giá trị kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa ngang bằng giá trị quả Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác vậy.
Các đại sự nhân duyên xuất thế của Phật nhằm: “ mang đến cho” chúng sanh
trí tuệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên, Như Lai có ḷng từ bi lớn,
là thí chủ của tất cả chúng sanh, Như Lai không có ḷng bỏn xẻn. Nếu có
thiện nam tín nữ nào tin trí huệ Như Lai, Bồ-tát các ông phải v́ họ giảng
nói kinh Pháp Hoa cho họ được nghe biết, nhằm khiến cho họ được trí tuệ Phật.
Tuy vậy, cũng không nên cố chấp khư khư một mực. Nếu có chúng sanh chưa
tin nổi trí tuệ Phật th́ có thể nói “ Pháp Như Lai” sâu mầu khác, chỉ dạy
cho họ được lợi ích vui mừng. Làm được vậy là Bồ-tát các ông, báo đáp thâm
ân chư Phật.
Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin đức Thế Tôn
chớ có lo. Các Bồ-tát ân cần trịnh trọng nói ba lần như vậy. Điều đó có
nghĩa là các Bồ-tát đă hiểu kỹ rằng: Thế nào là đền đáp thâm ân chư Phật của
một Bồ-tát rồi. Đă biết vai tṛ nhiệm vụ một Bồ-tát trưởng tử Phật, phải
làm ǵ rồi. Đă biết giá trị kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa tầm vóc ngang
bằng của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi vậy.
Phật tử chúng ta thọ tŕ, đọc tụng, tu học Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa,
đến đây đă biết được ǵ rồi nhỉ?
|