Phẩm 7: HÓA-THÀNH-DỤ

 

Phật bảo các thầy Tỳ-kheo: Thuở quá khứ, vô lượng vô biên bất khả tư ngh́ a-tăng-kỳ kiếp.  Hồi ấy có đức Phật hiệu là Đại Thông Trí Thắng Như Lai.  Nước của Phật tên là Hảo Thành.  Kiếp tên Đại Tướng.  Từ đức Phật đó diệt độ đến nay rất lâu xa.  Ví như đất của cơi tam thiên đại thiên, giả sử có người đem mài mực rồi đi khỏi 1.000 cơi nước ở phương Đông, chấm một điểm chừng như hạt bụi, lại đi qua 1.000 cơi nước nữa chấm một điểm, cứ như thế, lần lượt chấm cho hết nước mực nói trên.

Nầy các Tỳ-kheo ! Những cơi nước của ngừơi đó qua, hoặc có chấm mực hoặc không có chấm mực, đều đem nghiền nát ra làm bụi.  Một hạt bụi kể là một kiếp. Từ đức Phật đó diệt độ đến nay lâu hơn số đó vô lượng ngh́n muôn ức a-tăng-kỳ kiếp.  Ta dùng sức Tri Kiến Như Lai xem việc lâu xa đó, dường như việc ở hiện nay.

Đức Đại Thông Trí Thắng thọ năm trăm bốn mươi  vạn ức na-do-tha kiếp.  Lúc ngồi đạo tràng, phá xong ma quân, sắp thành Vô Lượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà Pháp Phật chẳng hiện ra.  Tiếp tục Ngài ngồi kiết già “ thân tâm bất động trải một tiểu kiếp, rồi mười tiểu kiếp mà pháp Phật vẫn chẳng hiện ra.

Thuở đó, các trời Đao Lợi, v́ Phật trang trí một ṭa sư tử dưới cội cây Bồ-đề, Phật ngồi lên  ṭa th́ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.  Các chư thiên tiếp tục rải hoa cúng dường.  Các Trời Tứ Thiên Vương… cũng trổi nhạc đánh trống… măn 50 tiểu kiếp đến lúc Phật nhập Niết Bàn.

Nầy các Tỳ-kheo ! Đại Thông Trí Thắng Phật, trải quá tŕnh “ bất động” mười tiểu kiếp pháp Phật mới hiện ra.

Lúc Phật chưa xuất gia, có 16 người con trai.  Người con cả tên là Trí Tích.  Các người con đều có các thứ đồ chơi  tốt đẹp và báu lạ, nghe cha chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đều bỏ đồ chơi báu của ḿnh, đến chỗ Phật.  Các bà mẹ khóc lóc theo đưa.

Ông nội là Chuyển Luân Thánh Vương cùng 100 vị đại thần và muôn ức nhân dân khác cùng nhau đến đạo tràng , gần gũi Đại Thông Trí Thắng Như Lai để cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen.

Nghĩ đến sự an ổn lợi ich cho Trời, người, 16 vị vương tử thỉnh cầu đức Thế Tôn chuyển pháp luân độ thoát chúng sanh.

Phật bảo các tỳ-kheo ! Lúc Đại Thông Trí Thắng thành Phật, cơi nước của chư Phật trong mười phương đền chấn động sáu cách.  Những chỗ tối tăm bừng sáng, các chúng sanh đều được thấy nhau, và đồng nói : “ Trong đây tại sao bỗng sanh ra chúng sanh”.

Do ánh sáng cùng khắp mười phương.  Bấy giờ chư Thiên, trời Phạm ở phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới t́m đến chỗ Phật, dâng các thứ hương hoa, trân bảo, kỷ nhạc, tràng phan, cung điện… cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen và một ḷng cầu xin đức Đại Thông Trí Thắng Phật chuyển pháp luân độ thoát cho hàng Trời, Người.

Đức Đại Thông Trí Thắng nhận lời của hàng chư Thiên và 16 vị vương tử.

Trước hết, Đại Thông Trí Thắng Phật vận dụng ba lần chuyến pháp Tứ Đế với 12 hành:

“Đây là khổ.  Đây là khổ tập.  Đây là khổ diệt.  Đây là đạo diệt khổ”

Kể tiếp, Phật chuyển về 12 nhân duyên:

“Vô minh duyên  hành.  Hành duyên thức.  Thức duyên danh sắc.  Danh sắc duyên lục nhập.  Lục nhập duyên xúc.  Xúc duyên thọ.  Thọ duyên ái.  Ái duyên thủ.  Thủ duyên hữu.  Hữu duyên sanh.  Sanh duyên lăo, tử, ưu bi khổ năo”.

“ Vô minh diệt, hành diệt.  Hành diệt, thức diệt.  Thức diệt, danh sắc diệt.  Danh sắc diệt, lục nhập diệt.  Lục nhập diệt, xúc diệt.  Xúc diệt, thọ diệt.  Thọ diệt, ái diệt.  Ái diệt, thủ diệt.  Thủ diệt, hữu diệt.  Hữu diệt, sanh diệt.  Sanh diệt , lăo tử, ưu bi, khỗ năo diệt.”

Phật nói pháp đó có 600 vạn ức na-do-tha người, không thọ tất cả pháp, mà phiền năo hết tâm được giải thoát.

Lúc Phật nói lần thứ hai, lần thứ ba, có muôn ức hằng hà sa chúng sanh, cũng v́ không thọ tất cả pháp mà vô minh phiền năo hết, tâm được giải thoát.  Từ đấy, các chúng Thanh Văn ngày càng nhiều vô lượng vô số không thể tính kể hết.

Bấy giờ 16 vị vương tử đều là đồng tử, xin xuất gia làm Sa-di.  Các Sa-di nầy đều thông minh, bén nhạy.  Trí tuệ sáng suốt, từng cúng dường trăm ngàn muôn ức Phật, siêng tu hạnh thanh tịnh, cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đồng bạch Phật rằng:

“ Bạch Thế Tôn ! Chúng Thanh Văn vô lượng đây, việc làm đă thành tựu,  Thế Tôn nên v́ chúng con nói pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chúng con nghe rồi đồng tu học.  Chí nguyện của chúng con thường mong được Tri Kiến Phật .  Đó là chỗ nghĩ tưởng trong thâm tâm của chúng con, mong Phật biết cho.

Lúc bấy giờ, tám muôn ức người trong số tùy tùng Chuyển Luân Thánh Vương, thấy 16 vị vương tử xuất gia cũng xin xuất gia.  Vua thuận cho.

Đức Phật Đại Thông Trí Thắng nhận lời thỉnh cầu của 16 vị Sa-di, qua hai muôn kiếp sau, ở trong hàng tứ chúng, nói kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm.

Phật nói kinh đó suốt tám ngàn kiếp không gián đọan.  Nói xong, Phật vào tịnh thất, trụ trong thiền định tám muôn bốn ngàn kiếp.

Mười sáu vị Sa-di bèn thay Phật lên pháp ṭa rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng tám muôn bốn ngàn kiếp.  Mỗi vị độ hằng sa chúng sanh phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Qua tám muôn kiếp, đức Phật Đại Thông xuất định bảo rằng: “ 16 vị Sa-di thật là ít có.  V́ các căn thông lợi, trí tuệ sắc bén, các hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát nếu biết gần gũi và kính tin thọ tŕ tu học Pháp của các vị ấy sẽ được đạo Vô Thượng”.

Đức Phật Thích Ca bảo các Tỳ-kheo: Hằng sa chúng sanh đă được 16 vị Sa-di hóa độ, đời đời đều sanh ra cùng chung nghe pháp với các vị ấy và 16 vị ấy nay đă thành Phật với danh hiệu như:

Phật A Súc và Phật Tu Di Đảnh thành Phật ở phương Đông.

Phật Sư Tử Âm và Phật Sư Tử Tướng thành Phật ở phương Đông Nam.

Phật Hư Không Trụ và Phật Thường Diệt thành Phật ở phương Nam

Phật Đế Tướng và Phật Phạm Tướng thành Phật ở phương Tây Nam.

Phật A Di Đà và Phật Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Năo thành Phật ở phương Tây.

Phật Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Thần Thông và Phật Tu Di Tướng thành Phật ở phương Tây Bắc.

Phật Vân Tự Tại và Phật Vân Tự Tại Vương thành Phật ở phương Bắc.

Phật Họai Nhứt Thiết Thế Gian Bố Úy thành Phật ở phương Đông Bắc.

Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật ở cơi Ta Bà.

Đức Phật Thích Ca nói tiếp: Các Tỳ-kheo lúc chúng ta làm Sa-di, mỗi người giáo hóa vô lượng hằng sa chúng sanh, v́ đạo vô thượng mà theo nghe pháp.  Những chúng sanh đó,  đến nay có người đă ở vào địa vị Thanh Văn, ta thường lấy pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà giáo hóa. Hằng sa chúng sanh được giáo hóa thuở đó, nay là Tỳ-kheo các ông đó.  Sau khi ta diệt độ, những Thanh Văn trong đời vị lai cũng là những chúng sanh đă kết duyên từ thuở ấy.  Tuy vậy, cũng có hàng đệ tử không nghe kinh nầy, không hay không biết những hạnh của Bồ Tát, tưởng được một ít công đức tu tập là đă diệt độ chứng đắc Niết Bàn.

Nên biết, chỉ do Phật thừa mới được diệt độ, không có thừa nào khác.  Nếu có khác th́ đó chỉ là phương tiện của Như Lai vận dụng mà thôi.

Đến đây đức Phật Thích Ca đưa ra một tỷ dụ:

“ Có một chỗ chứa nhiều  của báu.  Muốn đến nơi đó phải  trải qua đường dài những 500 do tuần nhiều nguy hiểm hoang vắng đáng ghê sợ.  Một nhóm người muốn đến nơi ấy  để lấy của báu.  Có một người nhiều thông minh hiểu biết dẫn đường.  Dù vậy, v́ đường dài, nhóm người ấy mệt nhọc, sợ sệt tỏ ư chán nản muốn lui về.  Thương xót bọn người ấy sao lại có ư bỏ của báu mà muốn lui về.  Vị dẫn đường  bèn ở nơi hai phần đường, dùng phép lạ hóa ra một ṭa thành và bảo nhóm người kia vào ở sẽ được an ổn sung sướng.  Rồi muốn đi nữa để đến chỗ châu báu th́ cũng tiện.

Nhóm người kia nghe theo, vào thành ở được an ổn và rất bằng ḷng.

Khi biết nhóm người kia hết mỏi mệt, vị dẫn đường mới nói:  “Thành ấy là do ta hóa ra để chúng ngươi tạm nghĩ mệt, chớ chưa phải là chỗ các vị cần đi đến.  Hăy cố gắng lên, chỗ chứa châu báu gần đây”.

Cũng vậy, biết chúng sanh sợ con đường dài thành Phật, phải tinh tấn và cần khổ lắm mới đi đến chỗ cuối cùng.  Phật như vị dẫn đường, phương tiện nói có hai thứ Niết Bàn.  Một cho Thanh Văn.  Một cho Duyên Giác.  Chúng sanh lại tưởng hai nơi đó là cứu cánh, Phật phải đưa sự thật ra mà dạy rơ:

Rằng sự tu hành đến quả vị Thanh Văn, Duyên Giác là chưa xong, cần phải tiến thêm lên nữa.  Tuy vậy đừng sợ.  Từ đây đến chỗ chứa châu báu gần và rất dễ đi.

 

THÂM NGHĨA

 

Đức Phật Thích Ca kể lại sự tích về quá tŕnh hành đạo, chứng quả của đức Đại Thông Trí Thắng Phật cách đây bất khả thuyết, bất khả thuyến vô lượng a-tăng-kỳ kiếp.  Thế mà, với Tri Kiến Phật sự kiện đó  như là việc hiện tiền.  Như Lai thấy biết không cần có sự hồi ức khó khăn.  Nói sự việc này, nhằm dạy  cho người đệ tử Phật rằng: Tri Kiến Như Lai là thứ tri kiến bản thể.  Hiện tượng duyên khởi h́nh thành lâu hay mau, sự kiện diễn biến sanh ra lớn hay nhỏ đều sanh khởi từ bản thể, hiện hữu trong bản thể “ bất biến tùy duyên” ấy.  V́ vậy, chuyện xa xưa hun hút ấy, với Tri Kiến Phật y như đang có hiện giờ.

Đă gọi là Phật hay thành Phật th́ người đó phải là người đạt đến Giải Thoát, Giác Ngộ.  Nói cách khác là người phải thực chứng quả vị Vô Thượng Bồ Đề và Vô Thượng Niết Bàn.

Trên đường tu nhơn thành Phật, ĐịnhTuệ, ví như hai cánh của một con chim.  Khi chim bay, hai cánh vận chuyển nhịp nhàng đồng bộ th́ chim mới bay đến đích.  Xệ đi một cách th́ chim chẳng bay được.  Đức Phật Thích Ca  cho biết đức Đại Thông Trí Thắng chuyên tâm thiền định trọn một tiểu kiếp hàng phục, phá ma-quân rồi mà pháp Phật không hiện ra (Pháp Phật không hiệnra, có nghĩa là Trí Tuệ chưa đầy đủ, Bồ Đề chưa viên măn).

Sau đó, tiếp tục thiền định thêm 10 tiểu kiếp mà cũng chưa thành Phật.  Cuối tiểu kiếp thứ 10  với sự họat động có tánh cải tạo xây dựng của chư Thiên, bấy giờ Đại Thông Trí Thắng ngồi lên ṭa sư tử mới chứng thành Vô Lượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thiền định nhằm dứt bặt tâm thức, kiểu như chết lịm không tốt.  Trong Phật pháp gọi đó là “khô định”.  Thứ “định” không có “tuệ”.  Nó chỉ có công dụng pháp ma-quân (tức là ngăn chặn hết vọng tưởng).  Muốn thành Phật phải chuyển hóa các tâm sở, cải tạo tánh xấu, xây dựng đức tốt, ngăn dứt việc ác, phát triển hạnh lành.  Khi tột đến đỉnh cao của Trí Tuệ lúc bấy giờ gọi là thành Phật.

Thành Phật là cái đích đến của một con người tu tập mong cầu.  Nhưng vai tṛ của một vị Phật mà dừng ở đây th́ chưa trọn vẹn, dù pháp Phật hiện ra.  Bởi v́ thành quả đạt được đó chỉ mới ḥan thành bên mặt “Tự Giác, Tự Lợi”.  C̣n cần có sức cảm hóa, giáo dục và truyền bá cái chủ nghĩa cái đạo lư giải thóat, giác ngộ đến mọi tầng lớp con người để hoàn thành nhiệm vụ “Giác tha, tha lợi” của một vị Phật.

Điều kiện và hoàn cảnh của Phật Đại Thông Trí Thắng th́ trước cảm hóa người thân và dần dần cảm hóa những người thân của người thân.  Làm cái việc cảm hóa, giáo dục truyền bá chân lư, nói cách khác là truyền bá chánh pháp, cho đến hết cuộc đời, ngày mà người đời hiểu là Như Lai Diệt Độ.

Do vậy, là một đấng Thế Tôn th́ đầy đủ hai nhiệm vụ: Tự Giác, Giác Tha cho nên Phật nào cũng được tôn xưng là đấng Giác Hạnh Viên Măn.

Thành Phật là ngày trở về “ thể nhập bản thể chân như thanh tịnh”.  Theo giáo lư đạo Phật, “bản thể chân như thanh tịnh” ấy cũng tức là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm của con người.  Do vậy, Đại Thông Trí Thắng thành Phật, cơi nước của chư Phật, thế giới chư Thiên trong mười phương đều sáng rỡ và rung động.  Chúng sanh trong 9 cơi đều được thấy rơ nhau.  Ư thú đọan kinh nầy nhằm nhắc lại một lần nữa cái chân lư:  Tất cả là một và một là tất cả.

“… Mộng lư minh minh hữu lục thú

Giác hậu không không vô đại thiên…”

Khi mê th́ sáu nẻo luân hồi cách phân ranh giới mịt mờ.  Lúc giác th́ quốc độ mười phương không c̣n có tướng hai.

Ở phẩm TỰA, Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh từ vô lượng kiếp xa xưa thuyết pháp giáo hóa chúng sanh, trước cũng nói pháp “Tứ Đế” kế nói “ Thập Nhị Nhân Duyên” hóa độ cho hàng Tiểu Thừa, sau rốt nói kinh  Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, độ cho hàng Đại Thừa Bồ Tát thời gian 60 tiểu kiếp, rồi sau đó Phật tuyên bố sẽ nhập Niết Bàn.

Ở phẩm này, cũng chuyện xa xưa, bất khả tư ngh́ a-tăng kỳ kiếp Đại Thông Trí Thắng Như Lai sau khi chấp nhận lời thỉnh cầu của 16 vị Sa-di và hàng Trời, Người cũng vận dụng “tam chuyển pháp luân”.  Qua 12 cách gồm : 4 cách “thị chuyển”, 4 cách “ khuyến chuyển” và 4 cách “ chứng chuyển”.

Sau đó, chỉ dạy lối quán chiếu và thực hành pháp “ Thập nhị nhân duyên” để diệt trừ sanh tử, ưu bi, khổ năo.  Sau hai muôn kiếp cũng nói kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm.  Nói xong, Phật vào tịnh thất nhập thiền định tám muôn bốn ngh́n kiếp.

Phật Thích Ca hiện nay cũng trước nói “tam thừa” sau nói “ nhất thừa” để đưa chúng sanh đến địa vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.  Trước giờ phút Như Lai nhập Niết Bàn, trí tuệ và phương tiện của Như Lai vận dụng thành một quy tắc.  Quy tắc đó hữu hiệu trong việc giáo hóa chúng sanh.

Các vị Sa-di là những người truyền đăng tục diệm hoằng dương chánh pháp, gieo rắc vào ḷng người đạo lư Giải Thoát Giác Ngộ cho nên ai nghe, học hành theo đều đi đến Phật quả được.

Kinh thường nói Phật nào cũng có cha mẹ, vợ con và thừơng xuất thân từ gia đ́nh vọng tộc có thể thỏa măn mọi hưởng thụ trên đời.   Vậy mà các vị không ham hưởng thụ.  Để rồi từ đó xả tục xuất gia, trở thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.  Bởi v́ theo giáo lư truyền thống của đạo Phật chỉ có hưởng thụ được thành quả “ viễn ly” mới là người thật hưởng thụ cái “ chân hạnh phúc”.

Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Sa-di thứ 16, con út của Phật Đại Thông Trí Thắng.  Các Tỳ-kheo và cư sĩ nam nữ ở hội Pháp Hoa hiện tại là những người từng nghe pháp của 16 vị Sa-di.   Đọc ư thú, lời kinh đó, mọi Phật tử chúng ta đừng vội khấn nguyện van xin “mau thành Phật” nhé ! mà nên nhớ câu:

… “ Hành tàng hư thật, tự gia tri

Họa phúc nhơn do cánh vấn thùy

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo

Chỉ tranh lai tảo dữ lai tŕ”…

“ Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị

Yếu tri lai thế quả kim sanh tác giả thị”

Có nghĩa là:

Việc làm của ḿnh đúng, sai ḿnh biết hết rồi.  Họa đến hay phúc đến không cần hỏi thầy bói, thầy tướng mà chi.  Làm thiện được quả báo thiện, làm ác bị quả báo ác, chân lư là như vậy.  Có điều quả báo đến sớm hoặc đến chậm mà thôi.

C̣n muốn biết đời trước ḿnh là người thế nào th́ xem cuộc sống của bản thân, của gia đ́nh trong hiện tại.  Muốn biết sẽ vui hay khổ của thân sau th́ trông vào tánh nết đức độ, cách ăn ở của ḿnh đối với mọi ngừơi trong hiện tại.

Tóm lại, sự tu hành cầu thành Phật cũng như sự làm lụng để được nhà giàu.  Làm nhiều, siêng năng th́ mau giàu; làm ít, lâu giàu; lười biếng nghèo suốt đời.  Ước ao không được ǵ.  Khấn nguyện van xin cũng không được ǵ.

Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa là kinh tối thượng thừa, là thứ chân lư cứu cánh.  Phật nói kinh nầy rồi là đă làm xong nhiệm vụ truyền đạt chánh pháp trao trọn gia bảo của Như Lai.  Chúng sanh nghe, học , hành theo kinh này quyết định thành tựu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.  V́ vậy mà Phật xa xưa cũng như Phật Thích Ca hiện tại, nói kinh Pháp Hoa xong là tuyên bố sẽ nhập Niết Bàn mà vào thất an trụ thiền định tám muôn bốn ngàn kiếp, th́ cũng không c̣n nói thêm ǵ nữa được, cũng y như đă nhập Niết Bàn rồi vậy.

 

   
   
   

Google

 

Send mail to webmaster@dieulienhoa.org with questions or comments about this web site.
Copyright © 2005 Dieu Lien Hoa  Last modified: 11/29/05