Phẩm 9:    THỌ-HỌC-VÔ-HỌC-NHÂN-KƯ

Lúc bấy giờ A-nan và La-hầu-la nghĩ thầm: “ Nếu mỗi chúng ta đều được thọ kư th́ sung sướng biết bao”.  Hai vị liền đến trước Phật làm lễ, bạch rằng: “ Chúng con nghĩ cũng có phần được thọ kư, v́ bao giờ cũng quy hướng về Như Lai.  Lại chúng con là người quen biết  của tất cả trời, người và A-tu-la trong thế gian.  A-nan là người hầu và hộ tŕ tạng pháp, c̣n La-hầu-la là con của Phật, nếu hai chúng con được thọ kư th́ nguyện của chúng con sẽ măn mà chỗ trông mong của chúng con cũng được đầy đủ”.

Hai ngàn đệ tử Thanh Văn, bậc hữu học và vô học cũng đứng dậy lễ Phật, chấp tay  chiêm ngưỡng dung nham Thế Tôn, tỏ ư cùng một sở niệm với A-nan và La-hầu-la.

Phật bảo A-nan: “Đời sau, ngươi sẽ được làm Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai… Ngươi sẽ cúng dường 62 ức Phật, hộ tŕ tạng pháp, rồi sau được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác giáo hóa 20 ngàn muôn ức hằng hà sa Bồ tát… khiến những Bồ tát ấy thành tựu đạo Bồ đề.

Nước của Phật Sơn Hải Huệ tên là Thường Lập Thắng Phan, thanh tịnh đất bằng lưu ly.  Kiếp của Phật tên Diệu Âm Biến Măn, thọ mạng của Phật vô lượng và mười phương Như Lai đồng ca ngợi công đức của Phật”.

Nói xong, Thế Tôn đọc một bài kệ lập lại nghĩa trên.

Lúc bấy giờ, 8.000 Bồ tát mới phát tâm, đều nghĩ: “ Chúng ta chưa nghe các vị Bồ tát lớn được thọ kư như thế, cớ sao mà các Thanh Văn lại được như vậy”.

Đức Phật biết tâm niệm ấy, bèn bảo rằng: “ Nầy các thiện nam tử, ấy v́ ở nơi Phật Không Vương, ta và A-nan đă đồng thời phát tâm cầu sự giác ngộ vô thượng.  A-nan thường ưa học rộng, c̣n ta th́ siêng cần tinh tấn, cho nên ta đă được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, c̣n A-nan th́ theo bản nguyện, hộ tŕ pháp ta và trong tương lai, tiếp tục hộ tŕ pháp tạng của Chư Phật, để giáo hóa thành tựu chư Bồ tát.  Bổn nguyện của ông như thế nên đặng thọ kư dường ấy”.

Ḷng rất vui mừng, A-nan tức thời nhớ lại tạng pháp của vô lượng ngàn muôn ức Phật thuở quá khứ, luôn cả lời nguyện của ḿnh.

Bấy giờ Phật bảo La-hầu-la: “Đời sau ngươi sẽ đặng làm Phật hiệu là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai.  Ngươi sẽ cúng dường chư Phật Như Lai đông như vi trần trong mười thế giới và thường v́ các đức Phật mà làm trưởng tử như hiện nay”

Đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa đó, cơi nước trang nghiêm, kiếp số thọ mạng, giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng như Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai không khác.  Ngươi sẽ làm trưởng tử cho Phật Sơn Hải Huệ, rồi về sau sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thế Ton lập lại nghĩa trên bằng một bài kệ…

Thấy các bậc hữu học, vô học 2.000 người ư căn nhu nhuyễn, tịch nhiên thanh tịnh, một ḷng nh́n Phật, Phật bèn nói với A-nan: “ Tất cả những người ấy sẽ cúng dường chư Phật Như Lai đông như  vi trần trong 50 thế giới, cung kính hộ tŕ pháp tạng, rốt sau đồng thời, ở các nước trong mười phương, mỗi mỗi đều được thành Phật, đồng một hiệu là Bảo Tướng Như Lai, sống lâu một kiếp, cơi nước trang nghiêm số đệ tử Thanh Văn, Bồ Tát và thời gian chánh pháp, tượng pháp thảy đều đồng nhau.

Lúc đó, các hàng hữu học, vô học nghe đức Phật thọ kư, vui mừng hớn hở như được rưới nước cam-lộ.

 

THÂM NGHĨA

 

Thọ kư cho tất cả những người hữu học và vô học đều được thành Phật một h́nh thức khác, nhằm nói lên cái chân lư: “ Tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật”.  Chân lư đó được Bồ Tát Thường Bất Khinh phát hiện  từ vô lượng đời kiếp trước được Phật nhắc lại ở phẩm 20 sau.  Bồ tát Thường Bất Khinh xa xưa nhờ quán triệt chân lư mà nay thành Phật.  Phật là hiện thân của chân lư, nói rằng Phật thọ kư, kỳ thực là nói ra cái chân lư hiển nhiên ấy, vậy thôi.

Hữu học, vô học là ai?

Vô học là những người đă không bị ràng buộc vướng mắc bởi những nghiệp nhơn phiền năo trong ba cơi, không c̣n khiếp sợ và đau khổ bởi vô thường, lăo, bệnh trong ṿng sanh tử luân hồi, ưu bi khổ năo.  Họ “xuất ly tam giới” được quả A-la-hán.

Hữu học  là những người c̣n chịu sự chi phối của hạt giống hữu-lậu của nghiệp nhơn nhiễm ô của ba cơi.  Đó là những người Tu Đà Ḥan, Tư Đà Hàm và A Na Hàm quả.

Hàng hữu học và vô học có đến 2.000 người, Phật thọ kư cho tất cả đều được thành Phật và đồng một hiệu là Bảo Tướng Như Lai đủ mười đức hiệu.  Về b́nh đẳng môn th́ như thế.  Ai cũng có khả năng thành Phật, có quyền hưởng thụ thành quả giải thoát giác ngộ do công lao  tu tập rèn luyện của ḿnh.  Nhưng về sai biệt môn th́ rơ ràng nhân nào quả nấy.  Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.  Không có tâm trạng “ ngồi chờ sung rơi !..” trong ṭan bộ giáo điển của Phật.

Hai ngàn Thanh Văn hữu học, vô học được thọ kư thành Phật sau nầy có điều kiện.  Phải cúng dường các Như Lai nhiều như số vi trần trong 50 thế giới nghiền ra.  Và phải thọ tŕ pháp tạng, nghĩa là phải lănh thọ, hành tŕ kho tàng chánh pháp.  Xă hội quan của Phật giáo cách đây những mấy ngàn năm, vậy mà tư tưởng Phật giáo và đạo đức của xă hội Xă Hội Chủ Nghĩa hiện đại lại gặp nhau ở quan điểm: “ Không chấp nhận chế độ ngồi mát ăn bát vàng”.  Phải ra sức làm việc mới có ngày quang vinh, gia tư mới sung măn chứ !

Ở đây có 2 vấn đề cần được đặt ra:

Một, là số chư Phật nhiều như số vi trần của 50 thế giới nghiền ra.  T́m đâu cho có đủ số Phật như thế để cúng dường? Ngỏ hầu được thành Phật?

Hai, là vấn đề tuổi thọ của Như Lai.  Lấy tuổi thọ của Như Lai nào làm tiêu chuẩn để có thể lượng định thời gian, để hy vọng và ước mơ ngày công viên quả măn thành Phật của ḿnh?  Chắc chắn là bế tắc.  Dù thầy toán hay bậc thầy của thầy toán cũng không giải đáp được.

Vấn đề đó phải được hiểu: Như Lai Như Lai Viên Giác Diệu Tâm là cái Tâm Như Lai vốn có của tất cả chúng sanh.

Tâm Như Lai nầy có hai mặt: Thể Dụng. Thể của nó th́ bất biến. Dụng của nó th́ tùy duyên.  Thể ví như nước.  Dụng như bọt sóng ṃi… Sóng ṃi bọt bóng ngh́n sai muôn khác, những điều kiện (duyên) khuấy động hết th́ tất cả là một thể nước lặng trong.  Chúng sanh mê muội, th́ tùy nghiệp duyên trôi lặng trong sáu nẻo luân hồi, nhưng nếu giác ngộ th́ là Như Lai Phật.  Đó là lúc “trở về” cái bản vị “bất biến” của ḿnh.

Do vậy, cúng dường chư Phật nhiều đời, cúng dường chư Phật thật đông có nghĩa là ta phải vun bồi “cung cấp” “dưỡng nuôi” cái giác tánh tṛn đầy mầu nhiệm,  tùy duyên bất biến của ta một cách thường xuyên liên tục ở mọi chốn nơi, mọi ḥan cảnh, trong đời sống của ta.  Khởi một  niệm lành là cúng dường một Phật.  Thể hiện một hành động của thân, của miệng, của ư có tánh cách lợi lạc chúng sanh, vị tha vô ngă, có chất liệu giải thoát giác ngộ là cúng dường Phật.  Cúng dường như thế là ở đâu cũng có Phật để cho ta cúng dường.  Và muốn cúng bao nhiêu cũng có đủ số Phật để chứng minh ḷng thành kính của ta.  Đó là điều kiện để thành Phật đó.  Bậc hữu học, vô học trong nhóm 2.000 người làm việc ấy, tất cả Phật tử chúng ta  cũng có thể thực hiện  sự cúng dường như vậy và kết quả đảm bảo như nhau.  Chớ cúng Phật “ngọai” cảnh mà mong đem lại giác ngộ giải thoát “nội” tâm th́ làm sao có được việc đó? Vả lại, theo giáo lư nhà Phật không có một ông Phật nào có quyền ban cho bất cứ ai về cái quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.  Phải học và hành theo nhà bác học, mới có khả năng và có ngày trở thành nhà bác học.  Lạy, cung cấp bạc vàng, vật dụng cho nhà bác học để cầu xin cho được bác học, điều đó không phải việc của người trí làm.

Học và hành là 2 yếu tố không thể thiếu của người tu Phật.  Học ví như đôi mắt.  Hành ví như đôi chân.  Chân khỏe có thể đi xa, đi bền nhưng nếu đôi mắt tối  th́ khó đạt mục tiêu muốn đến.  Ngược lại, mắt sáng thấy suốt rộng xa, nhưng không đi th́ cái đích muốn đến không bao giờ thành tựu.

Phật cùng ông A-nan đồng phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ở thời Phật Không Vương.  Nhưng Phật chú trọng hành (tinh tấn) cho nên Phật đă thành Phật.  C̣n ông A-nan thiên về học rộng đa văn cho nên giờ hăy c̣n hộ tŕ pháp Phật và được Phật thọ kư.

Ông A-nan sẽ thành Phật hiệu Sơn Hải Huệ Tự Tại, nói rơ cái đạo lư:

Gieo hạt ǵ thu họach hạt ấy

Là Phật tử chúng ta hăy chính chắn nghĩ suy !

    

   
   
   

Google

 

Send mail to webmaster@dieulienhoa.org with questions or comments about this web site.
Copyright © 2005 Dieu Lien Hoa  Last modified: 11/29/05