Phẩm 17:  PHÂN-BIỆT-CÔNG-ĐỨC

 

Khi đó, Thế Tôn bảo Bồ-tát Di Lặc: “ Này A-dật-đa! Lúc ta nói về thọ mạng lâu dài của Như Lai, th́ có:

·        Sáu trăm tám muôn ức na-do-tha Hằng sa chúng sanh được “ Vô sanh pháp nhẫn”.

·        Một số đại Bồ-tát ngàn lần gấp đôi được môn “ văn tŕ đà-la-ni”.

·        Một số đại Bồ-tát  đông như một thế giới vi trần được “ nhạo thuyết vô ngại biện tài”.

·        Một số đại Bồ-tát đông như một thế giới vi trần được trăm ngàn muôn ức vô lượng môn “ triền đà-la-ni”.

·        Một số đại Bồ-tát đông như vi trần của tam thiên đại thiên thế giới chuyển được “ pháp luân bất thối”.

·        Một số đại Bồ-tát đông như vi trần của nhị thiên quốc độ chuyển được “ pháp luân thanh tịnh”

·        Một số đại Bồ-tát đông như vi trần của tiểu thiên quốc độ, trong 8 đời tái sanh, sẽ được “ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”

·        Một số đại Bồ-tát nhiều như  vi trần của bốn tứ thiên hạ, trong bốn đời tái sanh, sẽ được “ Chánh Đẳng Chánh Giác”

·        Một số đại Bồ-tát nhiều như vi trần của ba tứ thiên hạ, trong ba đời tái sanh, sẽ được “ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”

·        Một số đại Bồ-tát nhiều như vi trần của hai tứ thiên hạ, trong hai đời tái sanh, sẽ được “ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”

·        Một số đại Bồ-tát nhiều như vi trần của một tứ thiên hạ, trong một đời tái sanh, sẽ được “ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”

·        Một số chúng sanh nhiều như vi trần của tam thế giới, đều phát tâm “ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”

Đức Phật nói xong, một trận mưa hoa báu từ hư không rơi xuống trên vô lượng trăm ngàn muôn ức Phật ngồi trên toà sư tử, dưới cội cây báu, trên đức Phật Thích Ca và đức Phật Đa Bảo đang ngồi trong tháp bảy báu, và trên tất cả Bồ-tát và bốn bộ chúng.  Lại có trận mưa hương bột chiên đàn, hương trầm thuỷ, và trống trời tự vang.  Lại có trận mưa thiên y và trên không tḥng xuống các thứ chuỗi ngọc, các ḷ hương báu đốt hương vô giá để cúng dường đại chúng.

Trên mỗi đức Phật có các Bồ tát tay cầm phan lọng, trước sau lên đến  trời Phạm-thiên, dùng âm thanh vi diệu, ca vô lượng bài kệ tán thán chư Phật.

Khi ấy Bồ-tát Di Lặc đứng dậy lễ Phật rồi nói một bài kệ nhắc lại và xưng tụng những lời Phật vừa dạy.

Bồ-tát Di Lặc nói kệ xong, Phật nói: “ Này A-dật-đa ! Chúng sanh nào nghe Phật thọ mạng lâu dài như thế mà chỉ sanh được một niềm tin tưởng, th́ đặng công đức  không thể hạn lượng.  Công đức này lớn lao cho đến nỗi đem công đức tu 5 Ba-la-mật đầu ( Bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục,  tinh tấn, thiền định ) trong 80 muôn ức na-do-tha kiếp ra so sánh th́ trong muôn ức ngàn phần công đức tu Ba-la-mật không kịp một.  Lại nữa ai được công đức tin tưởng như trên th́ không bao giờ thối bước trên đường dẫn đến Chánh Giác.

Sau khi nói một bài kệ lập lại ư trên, đức Phật nói tiếp: “ Này A-dật-đa ! Người nào nghe nói về thọ mạng lâu dài của Phật mà hiểu được cái ư thú trong lời nói đó, th́ người ấy được công đức vô lượng, lại có thể phát khởi trí tuệ vô thượng của Như Lai.  Huống là người hiểu rộng nghe nhiều về kinh Pháp Hoa, hoặc bảo người nghe hoặc tự thọ tŕ, hoặc tự chép ,hoặc bảo người chép, hoặc dùng mọi thứ  hương hoa … cúng dường kinh.  Ngừơi ấy  đặng công đức vô biên có thể sanh “ nhất thiết chủng trí”.

“ Này A-dật-đa ! C̣n thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe ta nói mà sanh ḷng tin hiểu chắc về thọ mạng lâu dài của Phật,  th́ người ấy ắt thấy Phật thường trụ tại Kỳ-xá-quật nói Pháp cho  các Đại Bồ-tát và Thanh Văn vây quanh nghe.  Chẳng những thế mà c̣n thấy đất cơi Ta-bà bằng lưu ly,  mặt liền bằng thẳng, tám nẻo rào bằng  dây vàng ṛng, bảy cây báu và lâu đài cũng đều bằng bảy báu họp thành, trong có Bồ-tát ở.  Ai mà quán tưởng được như thế, th́ nên biết đó là biểu hiện của một ḷng tin tường sâu sắc.”

“ Lại nữa, sau khi Phật diệt độ, ai nghe kinh này mà không chê bai, sanh ḷng tuỳ hỉ, th́ đó cũng là biểu hiện của một ḷng tin hiểu sâu chắc.  C̣n đi đọc, tụng, lănh , giữ kinh này, th́ người đó đầu đội Như Lai.”

“ Này A-dật-đa ! Tin hiểu được như thế, th́ không cần v́ ta mà dựng chùa tháp, cũng không cần cất tăng phường và dùng “tứ sự” cúng dường chúng tăng.  V́ sao? V́ thọ tŕ, đọc, tụng được kinh này là đă dựng tháp, tạo lập tăng phường, là đă dùng hương hoa, chuỗi ngọc, tràn phan, kỹ nhạc… tán thán chư Phật trong muôn ngàn ức kiếp rồi.”

“ Này A-dật-đa ! Thọ, tŕ, đọc, tụng kinh này được công đức như thế, hà huống c̣n tu hạnh bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn , thiền định và trí tuệ, th́ công đức này không c̣n ǵ hơn”

“ Nếu thọ tŕ, đọc tụng kinh này mà c̣n tạo tháp, xây dựng tăng phường, cúng dường, khen ngợi chúng Thanh Văn và Bồ-tát, hoặc giải nói Kinh Pháp Hoa rồi c̣n thanh tịnh tŕ giới, nhẫn nhục, quí việc ngồi thiền, tinh tấn mạnh mẽ, căn lành trí sáng, th́ đó là những người đă đến Đạo tràng, gần ngồi dưới cội cây Đạo để chứng  Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”

Tới đây, đức Phật nói một bài kệ nhắc lại ư trên.

 

 

THÂM NGHĨA

Diệu Pháp Liên Hoa kinh được liệt vào hệ tư tưởng tối thượng thừa trong Phật giáo.  Các nhà Phật học uyên thâm c̣n phê phán: Tư tưởng Pháp Hoa vị trí của nó không những ở vào Đại Thừa Viên Giáo mà c̣n siêu viên giáo nữa.  Đấy là hệ tư tưởng ṿi vọi: “Độc diệu thuần viên” .  Thế mà tiểu đề của phẩm kinh này lại là Phân biệt công đức .  Nếu là thức giả, nghe bằng nhỉ căn đượm ướt giáo lư Bát Nhă không tôn, đáng chẳng nghĩ ngợi lắm sao?

Xin đáp: Phân biệt để không c̣n ǵ phân biệt.  Phân biệt để chỉ con đường thẳng tắt, để dẩn đến mục đích  cứu cánh cuối cùng, để hết đi, hết đến, hết làm, để “rồi” tất cả.  Phân biệt công đức ở đây là nhằm mục tiêu đó.

Vậy phân biệt công đức là công đức ǵ?

- Công đức về vấn đề Thọ Mệnh Như Lai ấy.  Phật nói về Thọ Mệnh Như Lai, vậy có thể hiểu và tin nổi hay không? Phẩm phân biệt, phân biệt rằng: Hiểu ít th́ lợi nhỏ, hiểu vừa th́ lợi vừa, hiểu nhiều lợi lớn, hiểu kỹ quả vị cao, hiểu sâu giải thoát trọn vẹn, hiểu đúng giác ngộ hoàn toàn, thường thọ dụng vật chất của ḿnh, ở trong đó kinh hành và nằm ngồi trong ḷng Phật:

… Phật tử trị thử địa

Thị tắc Phật thọ dụng

Thượng tại ư kỳ trung

Kinh hành cập toạ ngoạ…

Sau khi được nghe về Thọ Mệnh Như Lai , đại chúng tuỳ căn tánh  để thể nhập và phát khởi ḷng tin.  Kết quả, đức Phật cho biết có:

·        Sáu trăm muôn ức na-do-tha hằng hà sa chúng sanh được vô sanh pháp nhẫn

·        Bội hơn ngh́n lần Đại Bồ-Tát, được môn Văn tŕ đà-la-ni

·        Nhiều như vi trần của một thế giới Đại Bồ-tát, được nhạo thuyết vô ngại biện tài.

·        Nhiều như vi trần của một thế giới Đại Bồ-tát được vô lượng môn đà-la-ni.

·        Nhiều như vi trần của tam thiên đại thiên thế giới Bồ-tát, chuyển được pháp luân bất thối.

·        Nhiều như vi trần của nhị thiên quốc độ Đại Bồ-tát, chuyển được pháp luân thanh tịnh.

·        Nhiều như vi trần của tiểu thiên quốc độ Đại Bồ-tát tám đời, sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

·        Nhiều như vi trần của bốn  tứ thiên hạ Đại Bồ-tát, bốn đời sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

·        Nhiều như vi trần của hai tứ thiên hạ Đại Bồ-tát, hai đời sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

·        Nhiều như vi trần của một tứ thiên hạ Đại Bồ-tát, một đời sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

·        Nhiều như vi trần của tám thế giới chúng sanh, đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Phật vừa nêu kết quả lớn lao trên, tức th́ một trận mưa hoa, mưa hương báu từ không trung rơi xuống cúng dường vô lượng trăm ngh́n muôn ức đức Phật ngồi ở toà sư tử dưới cội cây báu.  Thích Ca và Đa Bảo Như Lai ngồi trong tháp báu, cùng có vô lượng Bồ-tát và tứ chúng đông vây.  Các Bồ-tát cầm phan lọng, dùng âm thanh vi diệu ca ngâm vô lượng bài kệ tán thán chư Phật…

Như ta thấy, đại chúng nghe Thọ Mệnh Như Lai, tuỳ tin hiểu, kết quả đă lớn lao.  Phật nói lại cái kết quả lớn lao kia kết quả c̣n lớn lao hơn nữa.  Sự cúng dường: mưa hoa, mưa hương, mưa thiên y, mưa trầm thuỷ, chiên đàn, chuỗi ngọc, trỗi kỹ nhạc, âm thanh tán thán… Cho ta thấy ai nghe hiểu được Như Lai Thọ Mệnh, người đó sẽ hiểu được Như Lai thường trụ trong thời gian vô tận, không gian vô cùng. Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai , không c̣n là vấn đề “ khác ông”, “ khác Phật” nữa.  Một Phật có đủ 3 đời Phật.  Ba đời Phật ở trong một Phật.  Cho nên một thời cúng dường.  Chỉ một thời thôi đủ cả tam thế Phật: Quá Khứ (Đa Bảo), Hiện Tại (Thích Ca), Vị Lai ( Bồ-tát và tứ chúng).

Phân biệt công đức để chỉ cho chúng sanh, cho Phật tử về cái nhận thức, cái hiểu, cái tin đúng chánh pháp, đúng chân lư sẽ đem lại kết quả vô cùng to lớn như vậy.  Ngoài ra c̣n những công đức cũng cần phân biệt sau:

·        Công đức của người nghe rồi sanh một niềm tin hiểu.

·        Công đức nghe mà hiểu ư thú lời nói của Phật.

·        Công đức của người nghe rồi sanh ḷng tin sâu hiểu chắc.

·        Công đức của người nghe rồi tuỳ hỉ sau Như Lai diệt độ.

Nghe thọ mệnh Phật mà tin  hiểu cũng không thối thất đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.  Công đức của người tu năm độ trước của lục độ, trải qua vô lượng đời, nhưng so với công đức của người tin hiểu thọ mệnh Như Lai th́ không bằng một phần tỷ, cho đến không tỷ lệ được.  Tại sao vậy? Tại v́ chưa có tuệ. Không có tuệ th́ cách Phật c̣n xa.  C̣n người tin hiểu Thọ mệnh Như Lai  là mầm trí tuệ đă nẩy nở rồi, cho nên công đức lớn.

Nghe Thọ mệnh Như Lai mà hiểu ư thú, người này có thể sanh trí tuệ Như Lai vô thượng.  Nếu thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng nói cúng dường kinh, có thể sanh Nhất thiết chủng trí.

Hiểu thế nào th́ được gọi là hiểu ư thú? Hiểu ư thú là hiểu rằng: Như LaiNhư Lai Viên Giác Diệu Tâm.  Tâm đó tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên, là tâm mầu nhiệm, tṛn đầy giác ngộ.  Thọ lượng của nó th́ vô  thỉ vô chung, v́ không sanh không diệt.  Nói thọ lượng Như Lai kỳ thật chính là nói thọ lượng của tâm.  Tâm đó lại là tâm vốn có của tất cả chúng sanh.  Cũng có thể gọi nó là Phật tri kiến, thường trụ chơn tâm là Phật tánh Bát Nhă thật tướng của mọi người.  Hiểu ư thú như vậy rồi… th́… chợt thấy rằng: Ta là Phật! Phật ở ḷng ta! Bấy giờ trí tuệ Như Lai  Vô Thượng và Nhất thiết chủng trí đồng một thời sanh đầy đủ ở nơi ta vậy.

Nghe Thọ mệnh Như Lai sanh ḷng tin hiểu chắc th́ người đó thấy Phật thường ở núi Kỳ-xà-quật cùng chúng Bồ-tát Thanh Văn nói pháp.  Lại thấy cơi Ta-bà không ô uế nữa.  Đất bằng lưu ly, câu báu ngang hàng, lâu đài báu nguy nga.  Vàng Diêm phù làm lan can trang trí khắp tám nẻo đường đẹp đẻ…

Nghe qua rất huyễn hoặc ! Có thật vậy không?Nếu không th́ Phật nói dối? Nếu thật th́ thật thế nào?

Đó là sự thật.  Nhưng sự thật phải được hiểu như vầy:

Người học Đại thừa tuệ, luôn luôn quán chiếu, từ quán chiếu đi đến chiếu kiến, thấy rơ rằng: Phật là thường trụ.  Pháp là thường tru.  Tăng là thường trụ.  Đó là thập phương thường trụ Tam bảo ở ngoài.  Chẳng những vậy, c̣n phải biết cho thật rơ rằng: Phật thường trụ, Pháp thường trụ, Tăng thường trụ vốn có ở tâm ḿnh và từ đó hiểu rằng:

“ Phật pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác

Ly thế mích Bồ-đề

Kháp như cầu thế giốc”

 

Nghĩa là:

 

Phật và Pháp ở tại thế gian

Thành Phật, không xa rời thế gian

Xa rời thế gian, mong cầu quả Phật

Giống như t́m sừng thỏ lông rùa.

                        (Kinh Pháp Bảo-Đàn)

 

Không tư duy quán chiếu như vậy, không tin và hiểu như vậy, th́ suốt đời dù có tu hành ép xác, khổ thân huỷ thân, rốt cuộc không đem lại kết quả ǵ. Bởi v́ sai lạc chánh nhơn thành Phật th́ không sao thành Phật được, cũng như đem cát nấu hy vọng thành cơm, không làm sao có cơm được!

Cơi Ta-bà vốn không uế tịnh.  Tịnh hay uế do tâm mê ngộ của con người.  Mùa Xuân  vốn chẳng vui buồn, vui buồn do tâm trạng người nh́n xem cảnh vật:

“ Vui Xuân vui khắp phương trời.

Buồn Xuân riêng để cho người tương tư”

                                                ( Nguyễn Du)

Sau Như Lai diệt độ, ai nghe Thọ Mệnh Như Lai mà sanh ḷng tuỳ hỉ, đó là biểu hiện ḷng tin sâu chắc.  Nếu phát tâm thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng nói th́ ngừơi nầy luôn luôn có Như Lai bên cạnh.

Ta có tâm Như Lai th́ ta là Như Lai.  Ta là Như Lai th́ trên đầu , trên cổ, bên cạnh, trên toàn thân có Như Lai cũng không là việc khó hiểu nữa.

Người nông dân gieo hạt, ương mầm, trồng cây để mong ngày thu hoạch được  trái chín.  Trái chín đă thu hoạch, có nghĩa là thời kỳ gieo hạt, ương mầm, trồng cây, người nông dân đă làm tốt trước đó rồi.

Tất cả sự cúng dường Tam Bảo dù nhỏ dù lớn, dù ít dù nhiều, nhằm gieo hạt giống giải thoát giác ngộ, trở về Như Lai Phật của ḿnh.  Nay hiểu được, hiểu kỹ, hiểu chắc, hiểu đúng về Thọ Mệnh Như Lai có nghĩa là tự biết, tự thể nhập Phật ḿnh, chính ḿnh là Phật th́ không cần cúng dường Tam Bảo nữa, v́ được xem đă cúng dường viên măn lắm rồi vậy.

   
   
   

Google

 

Send mail to webmaster@dieulienhoa.org with questions or comments about this web site.
Copyright © 2005 Dieu Lien Hoa  Last modified: 11/29/05