Phẩm 15: TÙNG-ĐỊA DŨNG-XUẤT

 

Lúc bấy giờ, các Bồ-tát, nguyên từ các nước phương khác lại, đông hơn cát của 8 sông Hằng, ở trong đại chúng, đồng đứng dậy chấp tay bạch Phật: “ Thế Tôn! Nếu Thế Tôn nhận lời, chúng con nguyện, sau khi Phật diệt độ, sẽ rộng nói kinh Pháp Hoa ở thế giới Ta Bà,  để gia tăng tinh tấn và hộ tŕ những người đọc, tụng, sao, chép, cúng dừơng kinh này”.

Phật đáp: “ Thôi khỏi.  Này thiện-nam-tử! Không cần các con hộ tŕ kinh này.  V́ sao? V́ thế giới Ta Bà của ta tự có Bồ-tát đông như cát của sáu muôn sông Hằng.  Những Bồ-tát và quyến thuộc ấy, sau khi ta diệt độ, sẽ có khả năng giữ ǵn, đọc tụng, rộng nói kinh này”.

Lúc Phật nói lời này, trong ba ngàn thiên quốc-độ ở thế giới Ta Bà, đất đều rung nứt và từ trong ḷng đất, vô lượng ngàn muôn ức Bồ-tát đồng thời vọt lên.  Các Bồ-tát ấy, thân như vàng ṛng,  đầy đủ 32 tướng tốt, sáng ánh khôn lường, trước kia trú trong hư không của chỗ thấp nhất ở thế giới Ta-bà, này nghe tiếng của Phật Thích Ca,  nên từ chỗ thấp ấy mà xuất hiện đến.  Mỗi mỗi Bồ-tát đều là bậc thủ lănh dẫn đường cho đại chúng và mỗi vị đều có hoặc 6, hoặc 5, 4, 3, 2, và một muôn Hằng sa quyến thuộc, hoặc một hằng hà sa, nửa hằng hà sa, một phần hằng hà sa hay một phần trong ngàn ức na-do-tha phần hằng-hà-sa, hoặc từ ngàn muôn ức na-do-tha sụt lần xuống cho tới một muôn, một ngàn, một trăm, mười, năm, bốn , ba , hai, một quyến thuộc đệ tử.  Lại cũng có những Bồ-tát chỉ có một ḿnh, thích hạnh “ viễn ly”.  Tất cả các Bồ-tát ấy đông vô số kể.

Từ dưới đất vọt lên rồi, các Bồ-tát ấy đều đến ngọn tháp bảy báu nhiệm mầu trên  hư không, là chỗ Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca đang ngự, vập đầu xuống chân làm lễ, rồi lại đến toà sư tử, dưới cột báu, chỗ Phật ngồi mà làm lễ.  Xong, các vị đi quanh bên mặt Phật ba ṿng, rồi chấp tay cung kính chiêm ngưỡng Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca.

Từ lúc các Bồ-tát xuất hiện cho đến khi làm lễ xưng tán Phật, một khoảng thời gian trôi qua, lâu năm mươi tiểu kiếp.

Bấy giờ đức Thích Ca ngồi yên nín lặng bốn hạng đệ tử cũng đều nín lặng.  Nhờ sức thần Phật, đại chúng thấy 50  tiểu kiếp trôi qua như nửa ngày.  Cùng một lúc và cũng nhờ sức thần Phật, bốn chúng thấy Bồ-tát đầy khắp hư không của vô lượng ngàn muôn ức quốc độ.

Trong số Bồ-tát ấy, có bốn vị đứng đầu: 1. Thượng-hạnh; 2. Vô-biên-hạnh; 3. Tịnh-hạnh; 4. An-lập-hạnh.  Đồng chấp tay nh́n đức Thích Ca, bốn vị kính hỏi: “ Bạch Thế Tôn ! Thế Tôn có được ít bện, ít buồn,  và được an vui không? Những người đáng độ, có thọ giáo dễ không? Họ không có làm cho Thế Tôn mệt nhọc chứ?”

Thế Tôn nói: Đúng thế ! Đúng thế ! Này các thiện nam tử, Như Lai an vui, ít bệnh, ít buồn, các hàng chúng sanh dễ mà hoá độ, không có mệt nhọc.  Tại sao thế? V́ những chúng sanh ấy, từ trước đến nay, đời đời thường được ta hoá độ cho và chính họ cũng đă cung kính  tôn trọng chư Phật trong thời quá khứ và trồng các gốc lành.  Các chúng sanh ấy, thấy thân ta, nghe tiếng ta nói, là liền tin lănh và nhập vào tuệ Phật, trừ những người trước  đă tu tập  theo Tiểu thừa.  Đối với hạng người này, ta cũng sẽ khiến cho nghe được kinh Diệu Pháp Liên Hoa và đi vào tuệ Phật. 

Lúc bấy giờ Bồ-tát Di Lặc cùng tám ngàn hằng sa Bồ-tát trong Pháp hội đều thầm lấy làm lạ việc vô số Bồ-tát đă từ đất vọt lên.  Muốn giải nghi cho tất cả và cho riêng ḿnh, Bồ-tát Di Lặc bạch Phật: “ Nguyện Thế Tôn cho chúng con biết, vô lượng Bồ-tát này từ đâu mà đến và nhóm họp để làm ǵ? Ai đă thuyết pháp giáo hoá cho các vị? Các vị theo ai mà phát tâm, đă thọ tŕ và thực hành kinh điển thế nào?  Lại tu tập Phật đạo nào mà có sức trí thần thông to lớn như thế? Bạch Thế Tôn, chúng con chưa từng thấy một việc như vậy.  Con thường đi qua nhiều nước, gặp gỡ nhiều người, chưa hề biết một vị trong số Bồ-tát ấy.  Vậy kính xin Thế Tôn nói cho con biết các Bồ-tát ấy ở nước nào đến mà hốt nhiên từ đất vọt lên”.

Cùng lúc ấy, các phân thân Phật Thích Ca từ vô lượng  muôn ngàn ức cơi khác đồng đến ngồi xếp bằng trên toà sư tử, dưới các cội cây báu trong tám phương.  Những thị giả của các phân thân Phật Thích Ca cùng bạch hỏi về lai lịch  của các Bồ-tát từ đất vọt lên.  Chư phân-thân Phật đáp: “ Bồ-tát Di Lặc đă hỏi Phật Thích Ca.  Phật sẽ đáp.  Vậy hăy chờ !”

Khi ấy Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Bồ-tát Di Lặc: “ Hay thay lời hỏi của Di Lặc ! Ta sẽ tuyên bày trí tuệ, thần thông, sức mạnh và uy thế của chư Phật, vậy hăy một ḷng và tinh tấn nghe ta nói”.

Sau khi nói một bài kệ lập lại lời vừa nói, Thế Tôn kêu Bồ-tát Di Lặc nói: “ Những Bồ-tát đông vô số kể đă từ đất vọt lên, đều do ta giáo hoá chỉ dẫn, sau khi ta đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.  Tất cả đều là bậc đă điều phục tâm ḿnh, ḷng sanh ư đạo, và ở trong hư không phía dưới thế giới Ta-bà.  Tất cả đă từng đọc tụng thông suốt kinh điển, phân biệt trong chỗ nghĩ suy và sửa cho ngay thẳng những nhớ tưởng của ḿnh.  Này Di Lặc, các Bồ-tát ấy không thích ở chổ đông người, ồn ào, mà thường ưa ở nơi vắng lặng, siêng tu tinh tấn, chưa hề ngơi nghĩ lại cũng không dừng bước ở cấp Nhân, Thiên mà thường thích được trí tuệ thâm sâu, không c̣n vướng phải một chướng ngại nào.  Lại cũng thường vui nơi pháp Phật, một ḷng tinh tấn cầu tuệ Vô Thượng.

Bồ-tát Di Lặc và vô số Bô-tát, ḷng sanh nghi hoặc, tự hỏi: “ Làm thế nào trong khoảng thời gian  ngắn mà Thế Tôn giáo hoá được một số Bồ-tát đông như thế?” nghĩ xong bèn bạch Phật: “ Bạch Thế Tôn, từ ngày c̣n là Thế-tử bỏ cung điện ra đi, rồi đến khi ngồi dưới cội bô-đề đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, từ ấy đến nay, vừa hơn bốn mươi năm, vậy làm thế nào trong khoảng thời gian ngắn ấy Thế Tôn lại giáo hoá cho vô lượng vô biên Bồ-tát ấy được? V́ muốn thành tựu như Bồ-tát ấy phải là người trong ngàn  muôn ức kiếp, trồng các căn lành  ở vô lượng vô biên nước Phật và thường tu phạm hạnh.  Thế Tôn th́ thành đạo đến nay chưa bao lâu, các Bồ-tát kia th́ phải tu hành trong vô lượng kiếp mới đặng thần thông lớn như vậy.   Thế th́ làm sao hiểu được câu chuyện cha trẻ con già này? Riêng chúng con một ḷng tin Phật, v́ Phật không bao giờ nói ngoa, nhưng các Bồ-tát mới phát tâm tu hành, sau Phật diệt độ, có thể không tin lời Phật dạy.  Vậy kính xin Thế Tôn giải nghi cho hàng mới phát tâm này, để họ khỏi phải đoạ vào nẻo ác.

 

THÂM NGHĨA

 

Để được sáng nghĩa hơn, ta có thể gọi tiểu đề của phẩm kinh nầy là Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất.  Nội dung phẩm kinh nói về một sự kiện lạ lùng: Bồ-tát từ dưới đất hiện ra.

Chữ Địa  ở đây nên hiểu là Tâm Địa , là cơi Đất Tâm của chính con người.  Bồ-tát bổn nguyện, bổn hạnh, bổn thệ đều phát xuất từ tâm địa mà ra, chớ không do ở tha nhân hay tha phương mà đến.

Phật từ chối hảo ư giúp đỡ của chư Bồ-tát ở mười phương, đông hơn số cát của 8 con sông Hằng.  Điều đó cho thấy ư nghĩa: “ Cầu người không bằng cầu ở ḿnh”.  Tha lực sẽ vô ích, nếu không có sự cố gắng của tự lực.

Phật giới thiệu cơi Ta-bà tự có Bồ-tát đông bằng số cát của  sáu muôn  sông Hằng và vô số quyến thuộc đủ sức hộ tŕ, đọc tụng, giảng nói kinh Pháp Hoa, sau Phật diệt độ.  Điều này dạy cho chúng ta hăy dựa vào  tự lực phát huy cái khả năng trí tuệ nghị lực của chính ta.  Tự lực là chánh nhơn, quyết định để cải tạo và xây dựng chơn hạnh phúc cho bản thân, cho gia đ́nh, cho xă hội.  Ở đây cho sự giải thoát giác ngộ của ḿnh.  Sự giúp đỡ của tha nhân dù nhiệt thành đến đâu vẫn là hữu hạn.  Chỉ có sự cố gắng của sức ḿnh mới đạt đến  mục đích, đáp ứng thoả măn trọn vẹn ư chí hoài bảo của ḿnh.  Con số Bồ-tát t́nh nguyện giúp đỡ hộ tŕ chỉ ngang số cát của 8 con sông Hằng thôi.  Trong khi đó, Phật cho biết số Bồ-tát tự có ở cơi Ta-bà nhiều như  số cát của sáu muôn  sông Hằng và mỗi Bồ-tát c̣n có thêm vô số quyến thuộc.  Cán cân lực lượng nghiêng nặng về bên tự lực gấp mấy vạn lần.

Nếu tự mê mờ không biết ḿnh có tâm Bồ-tát th́ hạnh Bồ-tát dù có sẳn ở nội tâm, cũng không có môi trường xuất hiện.  Nếu có tự giác, biết ḿnh có tâm Bồ-tát, th́ Bồ-tát hạnh tuỳ đó mà xuất hiện ra.  Đó là chỗ kinh nói: Phật vừa giới thiệu cơi Ta-bà tự có Bồ-tát th́ Bồ-tát từ Đất hàng hàng xuất hiện.

“Kim sanh tiệm tu quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhơn” của Tổ Quy Sơn dạy, phát xuất từ ư kinh nầy.  Đừng mơ mộng viễn vong.  Thực tế, bạn phải định đoạt số phận bạn, chớ không do ai khác.  Bạn phải phát huy cái tinh thần độc lập tự do ở trong bạn, cái Phật tánh vốn có, cái tự tánh Niết Bàn ở trong bạn.  Nó là của chính bạn đó.

-         Có độc lập tự do về kinh tế, chính trị mới có chơn hạnh phúc cho một dân tộc

-         Có độc lập tự do về kiến thức và tài chánh, mới có chân hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ xây dựng tổ ấm cho một gia đ́nh

-         Có độc lập tự do trong tự lực cánh sinh, mới có chân hạnh phúc cho người có chí vá trời lấp biển.

-         Có độc lập tự do trong giác ngộ giải thoát, mới có chân hạnh phúc cho người quyết tâm đi con đường Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Hai mươi lăm thế kỷ trước, Phật dạy: Hăy trông cậy vào sức ḿnh là chính, đừng trông cậy ở nơi ai khác.

Vàng y 24 là thứ vàng trọn vẹn chất vàng.  Nó không thể là đồng, là thau và không bị “Ô-xi hoá” cháy ngầm như các kim loại khác.  Mượn tánh chơn thường bất hoại của vàng ṛng để ví đức tánh tự giác sẵn có, Bồ-tát tâm, Bồ-tát hạnh sẵn có ở tâm địa mọi người.  Đức tánh đó, khi mê nó không mất đi đâu, khi ngộ cũng không phải mới có.  Nó là đức bất hoại chân thường như vàng ṛng kia vậy.  Do vậy mà thân Phật là thân Bồ-tát là “ thân kim sắc”.

Có người hỏi: Thế th́ Bồ-tát tâm, Bồ-tát hạnh, là đức tánh vốn có của con người.  Vậy sao từ trước cũng như nay, tôi vẫn là một chúng sanh đau khổ?

Đáp rằng: vàng vốn có ở trong quặng, mà chưa phát hiện quặng vàng.  Phát hiện quặng vàng rồi cần phải nấu lọc, mới có được vàng y tinh chất.  Không có hai điều kiện trên đó, th́ vàng có cũng như không có vậy.

Bồ-tát xuất hiện, công việc trước tiên đến viếng Tháp và ra mắt hai Như Lai: một quá khứ và một hiện tại.  Tiêu biểu ư nghĩa: Rằng người phát tâm  hành Bồ-tát hạnh, công việc trước hết quay về với thỉ giác và bản giác của chính ḿnh, cũng có nghĩa là quay về với  Phật phát thường trụ ở trong  khoảng không gian vô tận và thời gian vô cùng, quay về chân lư vậy.

Các Bồ-tát lễ tháp, ra mắt hai Như Lai và các phân thân Phật mười phương nhóm họp, nói lên ư nghĩa: Bồ-tát là Nhân Địa.  Nhân Địa luôn luôn hướng lên quả địa. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là cái quả  mà chư Bồ-tát cần đạt đến.  Ngoài ra, Bồ-tát không mong cầu ǵ khác.  Mong cầu khác là sai lạc mục tiêu, nguy hiểm đó.

Thời gian nửa ngày, năm mươi tiểu kiếp, năm mươi tiểu kiếp chừng nửa ngày, xét cho tột lư, nó không c̣n là vấn đề giải thích “ v́ sao?”.  Bởi lẽ sự kiện ấy diễn ra không đặt trong bối cảnh hiện tượng vật chất th́ dựa vào đâu để ấn định tiêu chuẩn thời gian! Chi tiết đoạn kinh nầy, xác định rơ cái lư: Phật và Bồ-tát được nêu trong phẩm “ Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất” là những đức tính tượng trưng cho sự giác ngộ. Sự giác ngộ đó, nhờ sức thần Phật mà được thấy, được nghe, chứ không phải ở nơi cảnh thực.  Do đó, ta có thể hiểu: Phật là Phật Tâm.  Bồ-tát là Bồ-tát Tâm vốn có ở cơi đất tâm của mọi người vậy.

Nói đến Bồ-tát là nói đến hạnh, nói đến sự thể hiện của việc làm tự-lợi lợi-tha tự-giác giác-tha.  V́ hạnh tức là hành vậy.  Không làm một việc làm nào là không có hạnh. Không hạnh, ư nghĩa Bồ-tát không có, dù đă có thọ giới Bồ-tát rồi.  Do đó, Bồ-tát dù nhiều vô lượng vô số, nhưng để có thực nghĩa, Bồ-tát phải được thể hiện qua những hạnh sau đây:

1.         Thượng-hạnh:  Hạnh  hướng thượng.  Phải thường tư duy và hành động trong chiều hướng trong sáng, cao đẹp hướng lên giải thoát, giác ngộ hoàn toàn.

2.         Tịnh-hạnh: Hạnh thanh tịnh. Luôn luôn phát triển mặt tích cực: Thầy biết chơn chánh, suy nghĩ chơn chánh, nói năng chơn chánh, hành động chơn chánh, siêng năng chơn chánh, định tâm chơn chánh.

Hạn chế mặt tiêu cực! Tham, sân , si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Phẩn, hận , phú, năo, tật, xan, cuống, xiểm, hại , kiêu, vô tàm, vô quư,  điệu cử, hôn trầm, bất tín, giải đăi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Những vô minh phiền năo này nên cải tạo hoà b́nh có lợi hơn là dụng tâm thô bạo đàn áp diệt trừ:

“ Ngũ uẩn phù hư không khứ lai

Tam độc thuỷ bào hư xuất một…”

Ngũ uẩn thân, vốn đă huyễn hư, vô minh phiền năo lại càng huyễn hư hơn nữa.

3.         Vô-biên-hạnh: Hạnh rộng lớn. Lấy việc hoằng truyền chánh pháp làm việc nhà, lấy việc lợi lạc chúng sanh làm sự nghịêp.  Vượt ra sự ràng buộc của ích kỷ hẹp ḥi.  Phá vỡ tường thành kiên cố “ chấp ngă” “ chấp pháp”.

4.         An-lập-hạnh: Hạnh đứng vững.  Lấy giải thoát giác ngộ làm mục tiêu.  Lấy Văn-Tư-Tu làm phương tiện.  Chống bát phong làm hành động.  Dĩ từ bi vi thất.  Nhu hoà nhẫn nhục vi y.  Nhất thiết pháp không vi toà…

Như Lai th́ bao giờ cũng an vui và ít bện, ít năo Như Lai đă xác định với Bồ-tát như thế.  V́, Như Lai là bản thể  như như của vạn pháp, dù tuỳ duyên mà vẫn thường hằng bất biến.

Có chúng sanh nào mà chẳng sống ở tâm Như Lai của ḿnh.  Như Lai có lúc nào chẳng gần gũi giáo hoá chúng sanh khi chúng sanh chưa thành được Phật.

Chúng sanh dù có si mê đen tối đến đâu, cũng có những phút giây thức tỉnh.  Dù làm nhiều tội ác nhưng rồi cũng có khi làm được ít nhiều việc thiện.  Thế là đă trồng căn lành cội đức ở các Phật quá khứ rồi.  Thế nên Như Lai cũng chẳng khó lắm trong việc giáo hoá chúng sanh.

Dù ai có hẹp ḥi tiêu cực, một khi giác ngộ cũng sẽ vượt lên sống đời sống tích cực vô ngă vị tha được.  Kinh nói: Những người Tiểu thừa Phật cũng khiến cho họ nghe học kinh điển Đại Thừa.

Những yếu tố nào làm nên thành quả Bồ-tát ở cơi Ta-bà?

- Phật dạy: Sở dĩ Bồ-tát cơi Tabà thành tựu được thắng quả như thế là do:

·        Bồ-tát trụ ở cơi hư không, phía dưới cơi Ta-bà.  Trụ giữa hư không, có nghĩa là không trụ vào một pháp hữu vi nào.

·        Đọc kinh điển nhiều, suy nghĩ kỹ, nghĩ tưởng chơn chánh.

·        Không thích ở chỗ đông, nói nhiều, nói nhảm, nói thị phi vô ích.

·        Thích chỗ tịch tĩnh, thường tinh tấn, không giải đáp pháp lành.

·        Ham trí tuệ rộng sâu.  Không thích nương Người, Trời.

·        Thường ham pháp Phật, cầu tuệ Vô Thượng.

Qua các kinh luận, Bồ-tát Di Lặc là đức hiệu được biểu trưng cho Thức. Khác hơn Bồ-tát Văn Thù được biểu trưng cho Trí.  Nhận thức sự kiện bằng thức th́ không thể hiểu được sự kiện: Bồ-tát từ đất xuất hiện ra.

Nhận thức sự kiện bằng thức th́ Phật Thích Ca thành đạo mới hơn 40 năm, làm ǵ có thể giáo hoá hàng Bồ-tát có thành tích tu tập và phước đức tương đương với Tam-a-tăng-kỳ! V́ thế, nảy sanh ư nghĩ: “ Con già cha trẻ” cầu Phật nói rơ nguồn cơn…

Để tháo gỡ mối nghi ngờ, Phật nói rơ về tuổi thọ của Như Lai ở phẩm Như Lai Thọ Lượng, thứ 16 tiếp sau.

 

   
   
   

Google

 

Send mail to webmaster@dieulienhoa.org with questions or comments about this web site.
Copyright © 2005 Dieu Lien Hoa  Last modified: 11/29/05