Phẩm 19: PHÁP-SƯ CÔNG-ĐỨC
Lúc bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Thường Tinh Tấn: Nếu có trai lành gái tíh nào
lănh giữ kinh Pháp Hoa này bằng cách đọc, tụng, giảng nói hoặc biên chép th́
người đó:
·
Về mắt sẽ được 800 công đức.
·
Về tai sẽ được 1.200 công đức.
·
Về mũi sẽ được 800 công đức.
·
Về lưỡi sẽ được 1.200 công đức.
·
Về thân sẽ được 800 công đức.
·
Về ư sẽ được 1.200 công đức.
Dùng những công đức ấy mà trang nghiêm, bồi dưỡng, cải tạo sáu căn, th́ sáu
căn được thanh tịnh.
1. Nhăn căn công đức: Đôi mắt thịt cha mẹ sinh ra,
khi thanh tịnh, th́ thấy được tất cả núi rừng, sông biển trong ba ngàn đại
thiên thế giới, thấp đến địa ngục A-tỳ, cao đến cơi trời hữu đảnh, cũng thấy
được các chúng sanh trong các thế giới ấy, cùng những nghiệp nhân, nghiệp
quả và những nơi sanh do quả báo định. Tất cả những sự việc ấy đều thấy,
đều biết với đôi mắt thanh tịnh của ḿnh.
2. Nhĩ căn công đức: Đôi tai cha mẹ sanh ra, khi
thanh tịnh, nghe được tất cả các thứ tiếng khắp ba ngàn đại thiên thế giới,
như:
·
Tiến voi, ngựa, trâu, xe (thú vật)
·
Tiếng khóc la, buồn than
·
Tiếng trống, tiếng loa, chuông lớn,chuông nhỏ.
·
Tiếng cười , tiến nói
·
Tiếng trai, tiếng gái, tiếng con nít, nam nữ.
·
Tiếng pháp, tiếng chẳng phải pháp.
·
Tiếng khổ, tiếng sướng
·
Tiếng phàm phu, tiếng thánh nhân.
·
Tiếng đáng vui, tiếng chẳng đáng vui.
·
Tiếng trời, tiếng rồng, tiếng các hàng A-tu-la.
·
Tiếng lửa, tiếng nước, tiếng gió.
·
Tiếng địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
·
Tiếng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật.
Tóm lại, tuy chưa được thiên nhĩ, nhưng với đôi tai của cha mẹ sanh ra mà
thanh tịnh th́ tất cả các thứ tiếng trong ngoài ba ngàn đại thiên thế giới
đều nghe được và phân biệt từng loại nhưng không v́ đó mà “ nhĩ căn” bị hư
hoại.
3. Tỷ căn công đức: Thọ tŕ Kinh Pháp Hoa th́ mũi
được thanh tịnh, nhờ đó mà “ nghe” được cá thứ mùi trong ba ngàn đại thiên
thế giới và phân biệt được:
·
Mùi các thứ hoa tu-mạn-na, xà-đề, mạt-lợi vv…
·
Mùi các thứ hoa sen xanh, vàng, trắng, đỏ.
·
Mùi cây có hoa, mùi cây có trái.
·
Mùi các thứ hương
Lại rơ biết các thứ mùi chúng sanh như:
·
Mùi thú vật (voi, ngựa, dê, trâu …)
·
Mùi trai, gái, rừng bụi, hoặc xa hoặc gần.
·
Các mùi cây, hoa trên trời
·
Mùi nhân dân cơi trời ở các cung điện hưởng phước, hoặc ở diệu
pháp đường nói pháp, hoặc khi dạo chơi.
Lại cũng nghe được:
·
Mùi hương của chư thiên đốt
·
Mùi Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát và Phật.
“Nghe” nhiều như thế, nhưng tỷ căn không bị hư và không lầm lộn. Nếu muốn
phân biệt nói cho người khác nghe th́ ghi nhớ không sai.
4. Thiện căn công đức: Tŕ kinh Pháp Hoa th́ lưỡi
được thanh tịnh, nhờ đó mà:
·
Cuối cùng không thọ ác vị.
·
Tất cả các thức uống, ăn, xấu tốt, ngon dở, đắng chát đều
biến thành vị ngon ngọt như cam-lộ.
·
Thuyết pháp nói đến chỗ thâm diệu, thấu đến tâm người nghe,
khiến họ vui mừng sướng thích và cảm hoá được chư Thiên và A-tu-la, hàng tu
hành giàu có, sang trọng.
·
V́ khéo nói Pháp nên được hàng quyền quí, nhân dân theo hầu
cúng dường và được chư Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật ưa thấy và người
nói pháp khéo ấy ở đâu th́ được chư Phật xoay về phía đó mà nói pháp, nương
đó mà có khả năng thọ tŕ tất cả các pháp Phật, lại có thể nói ra tiếng pháp
thâm diệu.
5. Thân căn công đức: Tŕ Kinh Pháp Hoa, sau khi Phật
diệt độ th́ thân được trong sạch như ngọc lưu ly, làm cho chúng sanh ưa nh́n
xem. Như mảng gương sáng, thân ấy là thân thanh tịnh của Bồ-tát, trong đó
có các sắc tượng đều hiện mà chỉ riêng ḿnh thấy mà thôi. Các sắc tượng ấy
hoặc là tất cả chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi, hoặc cung điện trên các
cơi trời, hoặc địa ngục, hoặc Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật.
Tuy chưa được “ Vô lậu pháp tánh diệu thân” nhưng nhờ thanh tịnh, cho nên
tất cả đều hiện được trong cái nhục thân đó.
6. Ư căn công đức: Sau khi Phật diệt độ mà tŕ Kinh
Pháp Hoa th́ được ư căn thanh tịnh. Dùng ư căn thanh tịnh đó mà nghe một
bài kệ, một câu kinh cũng đủ thấu suốt vô lượng nghĩa, hiểu rơ diễn nói cả
tháng, cả năm, cũng được; mỗi pháp nói ra có thể có những thú riêng nhưng
tất cả đều nói đúng với “ Thật Tướng”. Thậm chí khi bàn nói đến sách vở
ngoài đời, cách xử thế tiếp vật hay nghề nghiệp sanh nhai, cũng vẫn thuận
với chánh pháp. Lại nữa c̣n biết được những hành động, lời nói đùa trong
tâm của sáu đường chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới.
Dầu chưa đặng trí tuệ vô lậu, nhưng ư căn thanh tịnh th́ tất cả suy nghĩ,
tính lường lời nói đều đúng với lời Phật dạy, không chỗ nào là không chân
thật và đúng với lời nói của chư Phật trong quá khứ.
THÂM NGHĨA
Gọi là Pháp sư Pháp Hoa, gồm năm hạng người: Thọ tŕ, đọc tụng, biên chép,
giảng diễn và tuỳ hỉ.
Nói rằng công đức Pháp sư, kỳ thật nói về công đức sáu căn của Pháp sư
vậy. Tu học Pháp Hoa, sáu căn của Pháp sư sẽ thanh tịnh. Do sáu căn thanh
tịnh mà có được công đức, nói cách khác là có được những đặc điểm ưu việt
của sáu căn, khác hơn người thường.
Mỗi căn công đức ít nhiều, do căn đó bén nhạy chậm lụt.
-
Nhăn căn có thể thấy một nửa phía trước, những ǵ thuộc nửa sau, không thấy.
Luận về công đức chỉ được 800
- Nhĩ
căn có những đặc tánh “ Viên”, “ Thông”, “ Thường”, công năng của nó rất ưu
việt, luận về công đức được 1.200
- Tỷ
căn khi thở ra hít vào chặng giữa có khuyết công đức chỉ được 800.
-
Thiệt căn là mọng mạ của tâm. Lưỡi nói chỉ là sự thể hiện của tâm. Vận
dụng thiệt căn giảng diễn chánh pháp có thể dẫn dắt con người từ triền phược
đến giải thoát, từ mê mờ đến giác ngộ. Luận về công đức lưỡi được 1.200
-
Thân căn tuỳ thuộc sự hiệp ly, công năng thụ động. Luận về công đức chỉ
được 800.
- Ư
căn là cơ quan động lực của tư duy, tác động qua lại giữa tiền trần cảnh
giới. Ư rất bén nhạy và lanh lợi
“Động thân phát ngữ độc vi tối.
Dẫn măn năng chiêu nghiệp lực khiên”.
(Khởi động về thân, phát xuất lời nói chủ động ở ư căn. Thúc đẩy chúng
sanh thọ sanh trong sáu nẻo chủ động cũng do ư căn)
Vạn loại hữu t́nh, vô t́nh sanh tồn, trưởng dưỡng luôn luôn quyện chặt
với 3 thời: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai. Và 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Đem thời gian phối hợp với không gianta thấy 3x3 hay 4x3 = 12. Đó là
con số được biểu trưng đơn vị công đức. Đem số 12 phối hợi với mười pháp
giới vốn có ở một tâm chúng sanh, ta sẽ thấy 12 x 10 = 120. Mỗi pháp giới
hiện hữu và tồn tại với qui luật tất nhiên của mười “ như thị”. Đem 120
phối hợp với mười như thị sẽ có 120 x 10 = 1.200 công đức. Đó là thứ tá
dược ngữ ngôn để diển tả công đức thanh tịnh của sáu căn hơn kém.
* Lục căn mà thanh tịnh th́ lục trần cũng thanh tịnh. Trần thanh tịnh
th́ lục thức cũng thanh tịnh. Căn, trần, thức thanh tịnh th́:
·
Thấy tất cả mà như không thấy ǵ hết; không thấy ǵ hết mà
thấy tất cả.
·
Nghe tất cả mà không nghe ǵ hết; không nghe ǵ hết mà nghe
tất cả.
·
Ngửi tất cả mà không ngửi ǵ hết; không ngửi ǵ hết mà ngửi
tất cả.
·
Nếm tất cả mà không nếm ǵ hết; không nếm ǵ hết mà nếm tất
cả.
·
Xúc tất cả mà không xúc ǵ hết; không xúc ǵ hết mà xúc tất
cả.
·
Biết tất cả mà không biết ǵ hết; không biết ǵ hết mà biết
tất cả.
V́ sao vậy?
V́ sáu căn là sắc. Sáu trần cũng là sắc. Nội
sắc hay ngoại sắc cũng chỉ là sắc. Cho nên Pháp sư Pháp Hoa
thấy suốt, nghe suốt, ngửi suốt, nếm suốt, xúc suốt, biết suốt, không phải
và việc khó nói khó hiểu. V́ Pháp sư Pháp Hoa c̣n có thể hiểu biết suốt
cả tâm pháp. Tâm sở hữu pháp tâm bất tương ưng hành pháp và
vô vi pháp nữa mà.
* Nghe công đức Pháp sư người ngọai cuộc có thể cho là việc khó tin.
Kinh Pháp Hoa nói chuyện hoang đừơng…
Xin thưa: Đó là sự thật. Nhưng muốn biết sự thật đó cần phải có sự thân
chứng. Tôi nói “ thân chứng” không phải cái ǵ cao xa ngê gớm lắm đâu.
Bạn chỉ thử uống một bữa tiệc rược hơi nhiều đi, để bạn “thân chứng” về
cái sự hoành hoành tàn phá trí tuệ và cơ thể của bạn. Nếu bạn không uống
say mà bạn chỉ nói về tác hại của say rượu, bạn có khéo diễn tả thế nào cũng
không bao giờ chính xác được, v́ bạn chưa “ thân chứng” vậy.
Cũng vậy, Pháp sư Pháp Hoa tu tập, khi sáu căn thanh tịnh rồi th́ sự nhận
thức về thế giới xa rộng hơn, trong sáng hơn, toàn diện hơn người thường.
Đó là việc có thật, nhưng ai có thân chứng mới biết.
* T́m hiểu đại lược về công năng của sáu căn, khi trở thành thanh tịnh.
* Đôi mắt cha mẹ sanh ra, khi thanh tịnh th́ thấy được tất cả núi rừng
sông biển trong ba ngàn đại thiên thế giới, thấp đến địa ngục A-tỳ, cao đến
cơi trời hữu đảnh. Cũng thấy được tất cả nghiệp nhơn và nghiệp quả thiện ác
của chúng sanh trong ngần ấy thế giới bằng đôi mắt thanh tịnh của ḿnh.
* Đôi tai cha mẹ sanh ra, khi thanh tịnh, nghe được tất cả các thứ tiếng
khắp ba ngàn đại thiên thế giới như:
·
Tiếng khóc la buồn than.
·
Tiếng voi, ngựa, trâu, xe.
·
Tiếng trống, chuông, linh ốc.
·
Tiếng cười, nói, trai, gái, đồng nam, đồng nữ.
·
Tiếng pháp, phi pháp.
·
Tiếng khổ, vui.
·
Tiếng phàm phu, thánh nhân.
·
Tiếng trời, rồng, a-tu-la
·
Tiếng lửa, nước, gió.
·
Tiếng địa ngục , ngạ quỷ, súc sanh.
·
Tiếng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát,
Phật.
Dù chưa được thiên nhĩ, nhưng nghe và phân biệt từng loại âm thanh mà nhĩ
căn không bị hư hoại.
* Tỷ căn cha mẹ sanh ra khi thanh tịnh, “ nghe” được các thứ mùi trong ba
ngàn đại thiên thế giới và phân biệt:
·
Mùi các thứ hoa Tu-mạn-na, mạt-lợi, chiêm-bặc, ba-la-la
·
Mùi các thứ hoa sen xanh, vàng, trắng , đỏ.
·
Mùi cây có hoa, mùi cây có trái.
·
Mùi các thứ trầm thuỷ, chiên đàn.
Lại biết các mùi chúng sanh mê như:
·
Mùi thú vật.
·
Mùi trai, gái, đồng nam, đồng nữ
·
Mùi cỏ cây, rừng bụi, xa gần.
Lại c̣n nghe được các mùi cây hoa cơi trời như:
·
Mùi nhân dân cơi trời, hoặc ở Diệu Pháp đường nói Pháp hoặc
lúc dạo chơi.
·
Mùi hương chư Thiên đốt.
·
Mùi Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật.
Bằng Tỷ căn của ḿnh, nghe biết phân biệt như thế mà tỷ căn không bị hư
hoại. Khi cần nói cho người khác biết nhớ kỹ, nói không lầm.
* Thiệt căn của cha mẹ sanh ra, khi thanh tịnh tất cả các thức ăn uống,
ngon dở, tốt xấu đều trở thành ngon ngọt như cam lồ. Ở trước đại chúng nói
pháp, nói ra những ư nghĩ sâu xa mầu nhiệm rót vào ḷng đại chúng, khiến mọi
người vui mừng, sung sướng. Cảm hoá đến Thiên Long bát bộ, đến hàng trí
thức, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ đều vui mừng nghe pháp.
* Thân căn cha mẹ sanh, khi thanh tịnh trong sạch như lưu ly làm cho
chúng sanh ưa thấy. V́ thân trong sạch, nên chúng sanh trong tam thiên đại
thiên thế giới cời bao nhiêu nghiệp duyên sanh, tử, thiện, ác đều hiện rơ
trong thân. Dưới là địa ngục A-tỳ, trên đến trời Hữu đảnh, tất cả cảnh vật
cùng các loại chúng sanh hiện rơ, Thanh Văn , Duyên Giác, Bồ-tát, chư Phật
thuyết pháp đều hiện rơ trong thân thanh tịnh đó.
* Ư căn khi thanh tịnh, Pháp sư nghe một bài kệ, một câu kinh cũng đủ
thấu suốt vô lượng nghĩa và có thể diễn nói cả tháng, cả năm cũng không cạn
ư. Mỗi pháp nói ra có ư thú riêng, nhưng tất cả đều đúng với “ thật tướng”
( Thật tướng vô tướng, Vô tướng bất tướng, Cố danh thật tướng). Thậm chí
luận bàn sách vở ngoại đạo, nói chuyện tế thế an bang, tiếp nhân đăi vật,
cũng đều thuận với chánh pháp. Lại c̣n biết được ḷng nghĩ tưởng, ḷng động
tác, ḷng hí luận của chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới. Dầu
chưa được trí tuệ vô lậu mà ư căn thanh tịnh rồi th́ người đó suy nghĩ, tính
lường, nói năng điều chi đều là Phật pháp, hợp với lời trong kinh của chư
Phật nói trong quá khứ, cũng như chư Phật sẽ nói ở vị lai.
|