Phẩm 8: NGŨ-BÁCH-ĐỆ-TỬ-THỌ-KƯ
Ông Phú-lâu-na sau khi nghe Phật nói về những phương tiện tùy cơ thuyết pháp…
lại nghe Phật thọ kư cho các vị đệ tử lớn, lại nghe việc nhân duyên đời
trước… và sức tự tại thần thông của chư Phật trong ḷng hớn hở bèn quỳ gối
đảnh lễ Phật và bạch rằng:
“ Như Lai Thế Tôn thật là hi hữu, làm việc khó làm, thuận theo tâm tánh
của vô lượng chúng sanh mà thuyết pháp cứu vớt. Chúng con không thể dùng
lời nói tuyên bày cho hết công đức của Thế Tôn. Nhưng xin Thế Tôn biết bổn
nguyện trong thâm tâm của chúng con”.
Phật bèn nhắc công phu tu hành của ông Phú-lâu-na ở các tiền kiếp: rằng ở 90
ức đức Phật thuở quá khứ, Phú-lâu-na từng hộ tŕ, phụ trợ tuyên bày chánh
pháp của Phật. Ông là người bậc nhất trong số người thuyết pháp thuở đó.
Về nghĩa “không” của các pháp ông thông suốt tận tường, đầy đủ “bốn trí vô
ngại”, thường hay suy gẫm sâu xa, nói pháp thanh tịnh không chỗ nghi lầm.
Tuy ông đầy đủ việc làm của Bồ-tát, mà người thời bấy giờ đều hiểu ông là
Thanh Văn thật. Ông dùng phương tiện qua h́nh thức Thanh Văn mà làm lợi ích
vô số chúng sanh và giáo hóa vô số người khởi ḷng tin vững chắc nơi đạo Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Các Tỳ-kheo, ở vào thời bảy đức Phật quá khứ, Phú-nâu-na cũng là bậc nhất
trong hàng người nói pháp, trong tương lai ông cũng là người bậc nhất và hộ
tŕ truyền bá chánh pháp của vô lượng vô biên chư Phật. V́ muốn xây dựng
cơi Phật thanh tịnh mà Phú-lâu-na thường tinh tiến giáo hóa chúng sanh lần
lần đầy đủ đạo Bồ Tát. Nhờ đó mà qua vô lượng kiếp sau, Phú-lâu-na sẽ
thành Phật, hiệu là Pháp Minh, lấy hằng sa tam thiên, đại thiên thế giới
làm thành một cơi Phật, lấy bảy báu làm đất. Cơi nước bằng phẳng như mặt
bàn tay, không núi đồi, khe rănh, g̣ nổng, ghồ ghề. Đài thất bảo dẫy đầy,
cung điện của chư Thiên gần với hư không, Trời, Người giao tiếp nhau và đều
thấu được nhau, không ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh) cũng không
có người nữ.
Chúng sanh cơi ấy thần thông tự tại chí nguyện bền chắc, tinh tấn và trí tuệ.
Nhân dân nước ấy thường sử dụng hai cách ăn: Một là “thiền duyệt”. Hai là
“pháp hỉ”.
Bồ tát cơi đó đông vô số, Thanh Văn cũng vậy. Nước Phật tên là Thiện Tịnh.
Kiếp tên Bửu Minh.
Để lập lại nghĩa trên, đức Phật nói một bài kệ…
Bấy giờ 1.200 vị La-Hán, những vị tâm được tự tại nghĩ rằng: Nếu Phật đều
thọ kư cho ḿnh như đă thọ kư cho các vị đệ tử lớn th́ sung sướng biết bao.
Đức Phật biết tâm nịêm đó, bèn lần lượt thọ kư cho 500 vị A-la-hán. Trước
hết là tỳ-kheo Kiều-Trần-Như và tất cả đều sẽ thành Phật đồng một hiệu là
Phổ Minh.
Được thọ kư xong, 500 A-la-hán vui mừng lễ Phật thưa:
Bạch Thế Tôn ! Từ trước tới nay chúng con cứ tưởng là ḿnh được diệt độ rồi.
Nay mới biết chúng con vô trí. V́ sao? V́ đáng được trí tuệ của Như Lai mà
cứ bằng ḷng với trí nhỏ của ḿnh cho là đủ. Rồi các vị đồng tâm, tŕnh
lên Phật một thí dụ:
Trong kho tàng Phật báu, chúng con mới được một phần mà tự cho là đủ. Chắng
khác một người nghèo đến chơi nhà bạn thân giàu lớn. Tiệc rượu xong, anh
nghèo say vùi nằm ngủ. Bạn giàu v́ có việc đi xa gấp, bèn lấy một viên ngọc
vô giá buộc vào vạt áo của bạn say để tặng. Hết say, anh nghèo ra đi, không
hay trong người có ngọc. Đến một nước khác, cầu y cầu thực làm ăn vất vả,
mỗi khi được một ít của cải tự cho là đủ, không dám mong một t́nh cảnh tốt
đẹp hơn. Về sau anh bạn giàu gặp trở lại anh bạn nghèo, thấy bạn khốn khổ
quá mới trách: Sao không dùng viên ngọc trong vạt áo để kinh doanh, tạo cho
ḿnh cuộc sống giàu sang. Chừng ấy anh nghèo mới hay là ḿnh giàu, liền
dùng vốn ấy mà kinh doanh và trở nên giàu có.
Các vị A-la-hán kết luận: chúng con cũng như vậy, từ lâu xưa, Thế Tôn thường
giáo hóa cho. Vậy là Thế Tôn đă gieo trong ḷng chúng con hạt giống Vô
Thượng Chánh Đắng Chánh Giác. Thế mà chúng con vô trí không hay không biết,
được chút phần Niết Bàn cho là đủ rồi, không cần ǵ nữa. Nay Phật giác ngộ
cho chúng con, dạy cho biết phải được Phật tuệ Vô Thượng mới thật là Diệt Độ.
THÂM NGHĨA
Phật thọ kư cho 500 đệ tử Thanh Văn, đọc tụng phẩm kinh này cần quan tâm
về hiện tượng Phú-lâu-na, Phú-lâu-na là một trong 10 đệ tử Phật được tôn
vinh vào hàng “đệ nhất” theo sở trường của mỗi vị.
Phú-lâu-na được Phật khen thuyết pháp “đệ nhất” trong hàng đệ tử Thanh
Văn. Việc đó, có nguyên nhân chánh đáng, không phải chuyện ngẫu nhiên. Bởi
v́ thời quá khứ, ông Phú-lâu-na cũng từng cộng sự trợ tuyên chánh pháp với
90 ức đức Phật, thời Phật nào ông cũng được ngợi khen như vậy. Giờ đây đức
Phật Thích Ca thọ kư cho ông ở tương lai ông cũng là người “ thuyết pháp đệ
nhất” giúp chư Phật giáo hóa chúng sanh, để rồi sau đó ông thành Phật với
hiệu Phổ Minh, có nghĩa là ông gieo rắc ánh sáng trí tuệ khắp đến mọi người.
Phật nói lại sự việc này, cũng như thọ kư cho ông Phú-lâu-na sắp tới, dạy
cho Phật tử hậu lai bài pháp sâu sa về giáo lư Nhân Quả. Muốn
có quả phải gieo nhân và chăm nom vun bồi liên tục cái nhân ấy. Thuyết pháp
giỏi là chính ḿnh đă gieo sâu hạt giống đa-văn Phật pháp. Giáo hóa chúng
sanh là truyền đạt cho mọi người ánh sáng trí tuệ giải thóat giác ngộ. V́
vậy ông Phú-lâu-na được Phật thọ kư thành Phật hiệu Phổ Minh.
Từ nhận xét đó, ta thấy rơ Nhân-Quả không sai và Nhân-Quả không đời nào mất.
Sự nghiệp thuyết pháp độ sanh trong quá khứ của ông Phú-lâu-na đáng được
ghi vào “bảng công đức vàng son oanh liệt” Phật sự hiện tại của ông là một
trong những người được Phật ngợi khen là “đệ nhất”. Thế mà ông chưa thành
Phật cũng như không tha thiết mong cầu thành Phật ở kiếp này. Điều đó thể
hịên Đại Thừa chủng tánh ở trong ông, cho nên Phật mới gọi ông là “ Thanh
Văn bên ng̣ai, bên trong là Bồ Tát” (Nội bí Bồ Tát, Ngọai hiện Thanh Văn
tướng). V́ vậy mà đối với ông thành Phật sớm hay muộn không phải là việc
cần để tâm mong ước
Giới hương làm phấn thoa thân
Cḥang manh áo định tư sanh h́nh hài
Bồ-đề hoa hái trang cài.
Niết-bàn tại chỗ ta ngồi thưởng trăng…
Việc thọ kư chúng sanh thành Phật là một khía cạnh trong hoài bảo của Như
Lai xuất hiện ở đời. Nhưng không thể thọ kư xô bồ, ồ ạt. Dù rằng quả Phật
là b́nh đẳng, mọi người đều có khả năng đạt đến. Song quá tŕnh hành động
sinh họat trong cuộc sống, động lực pháp tâm chí nguyện tu hành của mỗi
người đều khác biệt. Như Lai thọ kư từng đợt có trước có sau đều có ư
nghĩa. Tất cả mọi người đều b́nh đẳng, mọi người đều có quyền thụ hưởng
thành quả do ư chí , nghị lực, khả năng tu tập của ḿnh. Trước tiên, ông
Xá-lợi-phất, kế tiếp nhóm ông Tu-bồ-đề. Đến đây nhóm ông Phú-lâu-na và 500
đệ tử lớn. Những vị nầy nhất trí với nhau, xin Phật được tŕnh bày cái thí
dụ: “ Hạt ngọc trong vạt áo” để nói lên nỗi ḷng hối hận v́ sự
sai trái của ḿnh khi chưa có điều kiện tu học Đại Thừa Diệu Pháp
Liên Hoa kinh.
Cái thí dụ “ Hạt ngọc trong vạt áo” c̣n nói lên nỗi ḷng
xúc động sâu xa: Giờ đây mới biết ḿnh là con Phật. Từ lâu với ư chí thấp
hèn và tự măn, bằng ḷng với quả vị Nhị Thừa. Lại ngỡ rằng ḿnh đă tuyệt
phần, không có khả năng với tới quả Phật. Quả là “ chàng cùng tử” đáng
thương. Ôi! Một bạn hữu vô cùng cao đẹo đáng kính biết bao! Bạn đă cho hạt
ngọc vô giá buộc vào vạt áo. Vậy mà bao tháng năm khổ cực vất vả để đổi
lấy cái ăn, cái mặc tầm thường mà đă bằng ḷng măn nguyện. Giờ đây không
c̣n là chàng cùng tử ấy nữa mà là người cự phú nhất đời.
Từ lâu không biết ḿnh có hạt ngọc vô giá bởi khi người bạn tốt tặng cho
là lúc bị hôn mê cơn say chưa tỉnh.
“Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” !
Phật là người bạn tốt vô vàng khả kính, c̣n “cùng tử” khốn khổ kia là
những Phật tử chúng ta đang hôn mê trong đêm trường cùng đồng-sàng mà quá
nhiều dị-mộng.
|