Phẩm 20: THƯỜNG-BẤT-KHINH
BỒ-TÁT
Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Đắc Đại Thế:
“ Ngươi nay nên biết, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di tŕ kinh
Pháp Hoa mà bị mắng nhiếc chê bai, th́ người mắng nhiếc chê bai mắc tội báo
rất lớn, c̣n người tŕ kinh được công đức thanh tịnh lục căn.
Này Đắc Đại Thế ! Thuở xưa cách nay vô lượng vô biên số kiếp, có Phật hiệu
Oai Âm Vương ra đời, nhằm thời kiếp Ly-suy, tại nước Đại Thành. Phật v́
người cầu quả Thanh Văn nói pháp Tứ-Đế; v́ người cầu quả Bích-chi-Phật nói
pháp Thập Nhị Nhân Duyên; v́ hàng Bồ-tát cầu Vô Thượng giác, nói pháp sáu
Ba-la-mật dẫn dắt đến cứu cánh Phật tuệ.
Đắc Đại Thế ! Phật Oai Âm Vương sống lâu 40 ức na-do-tha hằng sa kiếp !
Chánh pháp của Phật trụ trong một số kiếp nhiều như vi trần của một thế gian
! Thượng pháp trụ trong một số kiếp nhiều như vi trần của bốn châu. Sau khi
Phật Oai Âm Vương diệt độ, Cháp Pháp, Tượng Pháp diệt hết có đức Phật khác
ra đời, cũng có một hiệu là Oai Âm Vương. Sau đó, tuần tự, có hai muôn ức
Phật ra đời cùng một danh hiệu.
Phật Oai Âm Vương đầu tiên dịêt độ và sau lúc Cháp Pháp diệt hết trong thời
Thượng pháp, các Tỳ-kheo tăng-thượng-mạn có thế lực lớn. Bấy giờ có một
Bồ-tát tên Thường-Bất-Khinh. Sở dĩ có tên nầy là v́ mỗi khi gặp các hàng
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Bồ-tát lễ lạy khen ngợi: “ Tôi rất
kính quư vị, không dám khinh quư vị. V́ quư vị đều đi trên đường Bồ-tát và
sẽ được làm Phật”. Bồ-tát Thường-Bất-Khinh không hề đọc kinh điển, chỉ thực
hành việc lễ bái, thậm chí hễ xa thấy tứ chúng là lạy nói:
Tôi chẳng dám khinh quư vị, quư vị đều sẽ làm Phật”.
Trong tứ chúng có người ḷng bất tịnh, giận mắng:
“Ông vô trí Tỳ-kheo này ở đâu đến mà cứ nói tôi chẳng dám khinh quư vị, rồi
lại thọ kư chúng tôi sẽ thành Phật; chúng tôi không dùng lời thọ kư bá láp
đó đâu”.
Tuy trải qua nhiều năm bị mắng nhiếc, Bồ-tát Thường Bất Khinh không giận hờn,
cứ luôn nói: “ Quư vị sẽ làm Phật”. Lắm khi bị đánh bằng gậy, bị ném gạch
đá, Bồ-tát chạy tránh ra xa, miệng vẫn nói : “ Tôi chằng dám khinh quư vị,
quư vị đều sẽ làm Phật”. V́ đó mà ông được gọi tên là Thường-Bất-Khinh.
Lúc Bồ-tát Thường Bất Khinh sắp mệnh chung, trong hư không nghe trọn hai
mươi ngàn muôn ức bài kệ kinh Pháp Hoa của Phật Oai Âm Vương đă nói thuở
trước. Nghe xong Bồ-tát thêm hai trăm muôn ức na-do-tha tuổi, v́ người rộng
nói kinh Pháp Hoa.
Lúc đó, những người trong tứ chúng trước kia đă khinh rẻ Bồ-tát Thường Bất
Khinh, nay thấy Bồ-tát được sức thần thông, sức nhạo thuyết biện tài, sức
đại-thiện-tịch và nghe Bồ-tát thuyết pháp, đều tin phục và theo làm đệ tử.
Bồ-tát Thường Bất Khinh giáo hoá ngàn muôn chúng khiến không suy thoái trên
đường Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Những chúng ấy, sau khi mệnh chung,
được gặp 2 ngàn ức Phật đồng hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh trong hội Pháp Hoa.
Nhờ nhân duyên đó, những chúng ấy lại gặp 2 ngàn Phật đồng hiệu Vân Tự Tại
Đăng Vương ở trong pháp hội của các đức Phật có thọ tŕ, đọc tụng v́ hàng tứ
chúng nói kinh Pháp Hoa, do vậy mà sáu căn được thanh tịnh, thuyết pháp cho
tứ chúng nghe mà không sợ sệt.
Này Đắc-Đại-Thế ! Sau khi cúng dường cung kính, tôn trọng bao nhiêu đức Phật
như thế và trồng các rễ lành, cuối cùng Bồ-tát Thường Bất Khinh lại gặp ngàn
muôn ức Phật ở trong pháp hội của chư Phật đó nói kinh Pháp Hoa. Do vậy mà
thành tựu công đức vô biên và sẽ được thành Phật.
Này Đắc Đại Thế ! Bồ-tát Thường Bất Khinh thuở ấy đâu phải người nào lạ !
Chính là thân ta hiện nay vậy. Nếu đời trước ta chẳng thọ tŕ, đọc tụng và
giải nói cho người khác nghe kinh này, th́ ta chẳng thể mau được quả Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác v́ ta đă ở trong cơi nước của chư Phật, thọ tŕ,
đọc tụng v́ người khác nói kinh này, nên mau được quả Vô Thượng Chánh Đẳng
Chánh Giác.
Này Đắc Đại Thế , những Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thuở ấy, v́
khinh tiện ta, nên trong hai trăm ức kiếp luôn luôn chẳng gặp Phật, chẳng
gặp Pháp, chẳng thấy Tăng, ngàn kiếp ở địa ngục chịu khổ năo lớn. Hết tội
rồi, lại gặp Bồ-tát Thường Bất Khinh giáo hoá cho đạo quả Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác.
Này Đắc Đại Thế ! bốn chúng đă khinh khi Bồ-tát Thường Bất Khinh nào phải ai
lạ chính đó là những người hiện nay đều là bậc bấc-thối-chuyển trên đường
chánh giác, tức là bọn 500 Bồ-tát của Bạc-đà-bà-la, bọn 500 Tỳ-kheo của
Sư-tử-nguyệt, bọn 500 Ưu-bà-tắt của Ni-tư Phật, đang ở trong pháp hội nầy.
Này Đắc Đại Thết ! phải biết kinh Pháp Hoa này rất lợi ích cho các đại
Bồ-tát có thể giúp họ đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho nên sau khi
Phật diệt độ , phải thường thọ tŕ, đọc tụng, giải nói.”
Đức Phật bèn đọc một bài kệ nhắc lại nghĩa trên.
THÂM NGHĨA
Thường Bất Khinh là danh hiệu do những Tỳ-kheo và những người
Tăng-thượng-mạn đặt, để tặng cho người với ác ư mỉa mai khinh thị. Nhưng
với hệ giáo lư thuần viên độc diệu của Pháp Hoa, Thường Bất Khinh Bồ-tát là
một âm thanh réo gọi, thức tỉnh những ai c̣n mê mệt, mơ hồ về Tri Kiến Phật,
và khả năng thành Phật của ḿnh.
Trong tất cả thứ khinh, khinh khả năng thành Phật của ḿnh là tai họa, là
thiệt tḥi lớn lao hơn hết. Chàng cùng-tử sở dĩ đói khổ lang thang, chỉ v́
không nhận biết ở vạt áo ḿnh có hạt bảo châu vô giá.
Vấn đề khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
Vấn đề Phật thọ kư tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật, đến
đây càng thấy rơ, những vấn đề đó đă có từ thời Phật Oai Âm Vương mà người
truyền bá tích cực cái chân lư đó, là Bồ-tát Thường Bất Khinh
vậy.
Phật Oai Âm Vương xuất thế độ sanh hai muôn ức Phật tiếp nối ra đời có
cùng một hiệu Oai Âm Vương như vậy. Sự việc đó, nhằm nói lên cái ư:
Tâm trước tâm sau là một.
Chân lư trước, chân lư sau không khác.
Đề cập sự kiện Oai Âm Vương Phật ở phẩm 20 là một dấu hiệu chỉ dẫn hướng
đi, để dẫn đến hành pháp, cách tu quán niệm “ Diệu Âm”
và “ Quán Thế Âm” ở phẩm 24 và 25 sau nầy.
Vấn đề âm văn là vấn đề quan trọng bậc nhất, v́ phù hợp căn
cơ chúng sanh ở cơi Ta-bà, sau khi so sánh 25 cách tu qua 18 giới và 7 đại,
đúc kết thành quả, Bồ-tát Văn Thù bạch Phật:
“ Phật xuất Ta-bà giới
Thử phương chân giáo thể
Thanh tịnh tại âm văn
Dục thủ tam ma đề
Thực tùng văn trung nhập”
Cách giáo hoá cơi nầy
Bén nhạy ở âm văn
Muốn được tam ma đề
Phải từ nghe mà nhập. ( Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
Oai Âm Vương Phật, phải được hiểu là Phật tâm, tiếng ḷng trong
trắng của con người, khi con người c̣n “ oai quyền”, c̣n khả năng tự
chủ. Phật xuất hiện ở kiếp Ly Suy, nghĩa là ở vào thời điểm mà tâm không có
các suy tàn bệ rạc: Tham, Sân, Si, Mạn… Đó là thời điểm Phật Oai Âm Vương
hiện ở ḷng ta. Và cũng chính lúc đó là lúc Oai Âm Vương Phật ở nước “Đại
Thành” viên măn nhất.
Nếu là thời kỳ chánh pháp, những Tỳ-kheo tăng-thượng-mạn chưa có cơ hội
thao túng hoành hành. Bồ-tát Thường Bất Khinh ở vào thời kỳ tượng pháp bấy
giờ tăng-thượng-mạn Tỳ-kheo,… có thế lực lớn mới áp đảo người lành, chỉ v́
cái tội nói lên sự thật:
“ Tôi không dám khinh các Ngài
V́ các Ngài đều sẽ thành Phật”
Tu nhơn thành Phật, cốt ở chỗ nhận thức chân lư rồi thực hiện những ǵ
phù hợp quy luật của chân lư. Nhận thức rơ quặng vàng rồi đem đốt, nung nấu,
lọc th́ vàng ṛng sẽ hiển hiện ra. Bồ-tát Thường Bất Khinh là người thực
hành chân lư chỉ dạy ở kinh, mà không chuyên đọc tụng kinh điển qua ngữ ngôn
văn tự:
Tế Điên Hoà Thượng nói:
“Tụng kinh giả minh Phật chi lư” ( Tụng kinh cốt để hiểu lư Phật dạy cái
ǵ)
Phải “sắp chết” , có khi cần phải chết thật cũng nên. Có chết đi cái cũ
kỹ, cái hạn hẹp, cái ô trược để có cái mới mẻ hơn, cái to lớn hơn, cái thanh
tịnh hơn. Bồ-tát Thường Bất Khinh chỉ qua một cơn “ sắp chết” mà thâm nhập
Pháp Hoa tam muội vượt hơn gấp 20 ngh́n muôn ức lần. Qua một cơn “ sắp
chết” để rồi sống thêm hai muôn trăm ức na-do-tha tuổi, để v́ người giảng
nói Pháp Hoa. Đó là sự phủ định để tiến lên theo đường xoắn trôn ốc trong
quá tŕnh tu tập vậy.
Chánh nghĩa sẽ thắng mặc dù quá tŕnh tranh đấu có gian khổ gay go. Chân
lư sẽ thắng mặc dù bọn người tăng-thượng-mạn, bọn người lợi dưỡng, bọn người
kiến thủ áp đảo lấn lướt một thời. Bồ-tát Thường Bất Khinh thành công trong
giải thoát tự tại, trong đại thiện tịch của ḿnh. Nhóm người
tăng-thượng-mạn… cuối cùng quay về quy thuận phục tùng chân lư.
Chánh nghĩa sáng ngời, chân lư luôn luôn tỏ rạng. Bồ-tát Thường Bất
Khinh an nhiên tự tại giảng kinh Pháp Hoa ở pháp hội của hai muôn ức Phật
cùng hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh. Và trong pháp hội của hai ngh́n Phật cùng
hiệu Vân Tự Tại Vương. Nói trắng ra: Bồ-tát Thường Bất Khinh đường hoàng tự
tại giảng nói kinh Pháp Hoa hướng dẫn chúng sanh đi trên con đường Phật ,
dưới bầu vũ trụ thêng thang, trời quang mây sáng, từ kiếp nầy sang kiếp khác,
để hoàn thành sứ giả Như Lai, bồi dưỡng măi lên cái nhân thành Phật cho ḿnh.
Những người mắng nhiếc đánh đập Bồ-tát Thường Bất Khinh, ngh́n kiếp ở địa
ngục a-tỳ, hai trăm ức kiếp không gặp Phật-Pháp-Tăng. Đó là điều chí lư.
Bởi v́ họ không chịu sống trong chân lư, trong ánh sáng th́ họ sống trong
mê mờ, trong bóng tối vậy. Sống trong mê mờ, trong bóng tối th́ họ sẽ chịu
khổ dài dài trong địa ngục A-tỳ. Bởi v́ A-tỳ ngục có nghĩa là chỗ thọ khổ
liên tục, không có lúc được xả hơi.
Không biết ḿnh có Phật chất, không hiểu được Tri Kiến Phật của ḿnh, th́
đừng mong ǵ thấy Phật ở một nơi nào khác. Pháp và Tăng cũng vậy. Người
Phật tử phải học kỹ ba pháp tự qui y:
- Tự
quy y Phật, đương nguyện chúng sanh thể giải đại đạo phát vô thượng tâm
- Tự
quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng trí huệ như hải.
- Tự
quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lư đại chúng nhất thiết vô ngại.
Hiểu rơ ư nghĩa tam tự quy y, ta cũng có gặp gỡ Phật-Pháp-Tăng thường
xuyên trong đời sống hàng ngày của ta đó.
Xưa kia là Bồ-tát Thường Bất Khinh, nay là Phật Thích Ca hiện tại. Xưa
kia là những người tăng-thượng-mạn, Tỳ-kheo và cư-sĩ, nay là nhóm ông
Bạt-đa-la 500 Bồ-tát. Nhóm ông Sư Tử Nguyệt 500 Tỳ-kheo, nhóm ông Ni Tư
Phật 500 Ưu-bà-tắc.
Qua câu chuyện “ bổn sanh”, “ bổn sự” đó, ngừơi Phật tử thấy rằng: Gieo
giống sớm th́ thu hoạch sớm. Chần chờ ương hạt th́ trái chín muộn hơn.
Nhưng có cái vinh hạnh ưu việt chung cho tất cả mọi người: Dù sớm, dù muộn
hạt giống Phật của mỗi người không đời nào mất !
Người Phật tử phải luôn luôn đừng khinh ḿnh (Thường-Bất-Khinh). Mỗi
chúng ta phải là một Bồ-tát Thường-Bất-Khinh đối với chúng ta. Ngày đêm ta
nên tự nhủ:
“ Ngươi sẽ thành Phật”
|