Phẩm 28:    PHỔ-HIỀN BỒ-TÁT KHUYẾN PHÁT

 

Lúc bấy giờ, Bồ-tát Phổ Hiền dùng sức thần thông tự tại, cùng vô lượng vô số Bồ-tát và chư Thiên Long… đến núi Kỳ-xà-quật cơi Ta-bà, làm lễ và bạch Phật: Thế Tôn ! Con ở nơi nước của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, xa nghe ở cơi Ta-bà này có thuyết kinh Pháp Hoa, nên cùng vô lượng Bồ-tát đến nghe lănh, cúi mong Thế Tôn v́ chúng con, nói kinh cho nghe ! Sau khi Như Lai diệt độ, các trai lành gái tốt làm thế nào mà được kinh Pháp Hoa?

Phật bảo Bồ-tát Phổ Hiền: “ Sau Như Lai diệt độ, thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được kinh Pháp Hoa th́ trước phải thành tựu 4 pháp (hội đủ 4 điều kiện) là:

1.      Được chư Phật hộ niệm

2.      Trồng các cội công đức

3.      Vào trong chánh định

4.      Phát tâm cứu tất cả chúng sanh

Bồ-tát Phổ Hiền bạch Phật: Thế Tôn ! Năm trăm năm về sau, trong đời ác trược, nếu có người thọ tŕ kinh Pháp Hoa, con sẽ bảo hộ họ, trừ các suy tổn, hoạn-hoạn, lảm cho họ được an ổn và khiến các loài ma quỷ đều không có dịp làm hại.  Ai trong lúc đi đứng mà thọ tŕ đọc tụng kinh này, th́ con sẽ cỡi tượng trắng cùng chư Đại Bồ-tát , hiện ra trước người đó để cúng dường, bảo hộ và an ủi tâm người đó, bởi lẽ  phải cúng dường kinh Pháp Hoa.  Nếu người đó ngồi suy gẫm nghĩa kinh, th́ con cũng cỡi voi trắng hiện ra cùng người ấy chung đọc tụng và làm  cho họ thông thuộc , nếu có người quên mất một câu hay một bài kệ của kinh.  Người thọ tŕ đọc tụng kinh Pháp Hoa mà được thấy thân con th́ ḷng rất vui mừng, lại thêm tinh tấn và được tam muội cùng các “ triền đà-la-ni”, “ pháp âm đà-la-ni…”

Thế Tôn !  Năm trăm năm về sau, trong đời ác trược, trong hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni , Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, nếu có người  cần mẫn thọ tŕ, đọc tụng, biên chép kinh này mà muốn tu tập, th́ trong 21 ngày, phải một ḷng tinh tấn.  Măn 21 ngày rồi, con sẽ cỡi voi trắng sáu ngà cùng vô lượng Bồ-tát vây quanh, hiện ra trước người đó để nói pháp chỉ dạy sự lợi ích vui mừng và cho chú đà-la-ni.  Được chú này rồi, th́ không có loài phi-nhân nào có thể phá hoại được, cũng không bị nữ nhân hoặc loạn.

Bạch xong, Bồ-tát Phổ Hiền đọc bài chú và tiếp thưa; Thế Tôn ! Bồ-tát nào nghe được chú nầy, phải biết đó là sức mạnh thần thông của Phổ Hiền.  Ai thọ tŕ được kinh Pháp Hoa, th́ đó là nhờ sức oai-thần của Phổ Hiền.  Ai thọ tŕ, đọc tụng, ghi nhớ chân chính, hiểu nghĩa lư và chỉ thú của kinh, đúng theo lời kinh mà tu hành, th́ người đó tu hạnh Phổ Hiền, ở nơi vô lượng Phật sâu trồng cội lành và được Như Lai lấy tay xoa đầu.  Nếu chỉ biên chép không, th́ khi mệnh chung, sẽ sanh lên trời Đao lợi, được thiên nữ trổi nhạc đón rước, vui chơi khoái lạc, đầu đội mũ bảy báu.  C̣n ai thọ tŕ, đọc tụng, giải nghĩa, th́ khi mạng chung, được ngàn đức Phật đưa tay tiếp dẫn khiến chẳng sợ sêt, chẳng đoạ vào nẻo dữ liền lên cung trời Đâu Suất được cùng chư Đại Bồ-tát và trăm ngàn muôn ức chư thiên cùng ở.

Thế Tôn ! Con xin đem sức thần thông thủ hộ kinh Pháp Hoa để sau khi Như Lai diệt độ, tại cơi Diêm-phù-đề, làm cho kinh này lưu truyền rộng không cho đoạn tuyệt.

Lúc bấy giờ, đức Thích Ca khen: Hay thay ! Hay thay ! Phổ Hiền ! Ông có khả năng hộ trợ Kinh này, làm cho chúng sanh được an vui lợi ích.  V́ đă thành tựu nhiều công đức không thể nghĩ bàn, v́ tâm từ-bi của ông đă sâu lớn v́ từ lâu xa ông đă phát tâm cầu Vô-thượng-giác, cho nên nay mới năng phát nguyện thần thông thủ hộ kinh này.  Ta sẽ dùng sức thần thông mà bảo vệ người thọ tŕ danh hiệu của Bồ-tát Phổ Hiền.

Này Phổ Hiền ! Ai thọ tŕ, đọc tụng, sửa đổi những nhớ tưởng của ḿnh cho chân chính, tu tập, biên chép kinh Pháp Hoa này, nên biết người ấy ắt thấy Phật Thích Ca nói ra, nên biết người ấy được Phật khen ngợi, nên biết người ấy được Phật Thích Ca lấy áo trùm thân.  Người như thế th́ không c̣n trở lại ham mê những vui sướng của thế gian, chẳng ưa thích kinh sách của ngoại đạo, cũng chẳng c̣n vui gần gũi ngoại đạo, kẻ ác, hàng thịt, người nuôi heo, dê, gà, chó, hoặc thợ săn, kẻ buôn nữ sắc.  Người có tâm ư chân chất ngay thẳng, những nhớ tưởng đều chân chính, có phước đức lớn.  Người đó chẳng bị ba món độc tham, sân , si làm năo hại.  Người đó ít ham muốn, biết đủ có khả năng tu hạnh Phổ Hiền.

Phổ Hiền ! Năm trăm năm sau khi Phật diệt độ, thấy người thọ tŕ đọc tụng kinh Pháp Hoa, th́ phải nghĩ rằng người ấy chẳng bao lâu sẽ đến đạo tràng, phá các thứ ma, thành Vô Thượng Giác, chuyển pháp luân đáng trống pháp, thổi loa pháp , rưới mưa pháp, sẽ ngồi trên pháp toà sư tử trong đám trời người.

Phổ Hiền ! Ở đời sau, ai thọ tŕ đọc tụng kinh này th́ người đó chẳng c̣n ham ưa về quần áo, giường nằm, ăn uống. Nói tóm là không c̣n thiết tha với những vật cần cho sự sống, c̣n có mong ước ǵ th́ cũng không mong ước những việc hư huyễn, lại ngay trong hiện đời, được phước báo và thẳng tiến trên đường giải thoát.

Thấy người thọ tŕ, đọc tụng kinh Pháp Hoa mà chê là người vô trí, điên cuồng, rốt cuộc không lợi ích ǵ, ai phạm tội ấy sẽ có báo ứng, đời đời không mắt.  Trái lại, ai cúng dường khen ngợi, th́ ngay trong hiện đời được quả báo tốt.

Thấy người thọ tŕ, đọc tụng và vạch bày lỗi lầm của người ấy, dầu có dầu không, th́ ngay trong hiện đời phải mắc bệnh cùi.  C̣n khinh cười th́ đời đời răng nướu thưa thiếu, môi xấu, mũi xẹp, tay chân cong queo, mắt lé, thân thể hôi dơ, ghẻ độc máu mủ, bụng thủng, thở ngắn và các bệnh nặng khác.  V́ vậy, này Phổ Hiền, nếu thấy người thọ tŕ kinh nầy th́ phải đứng dậy ra xa tiếp rước, như kính đón Phật vậy.

Lúc Phật nói phẩm “ Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát này” có hàng hà sa Bồ-tát được muôn ức đà-la-ni.  Chư Bồ-tát đông như bụi trong 3.000 đại thiên thế giới được đầy đủ hạnh Phổ Hiền.

 

THÂM NGHĨA

 

Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát được xếp vào phẩm thứ 28 cuối cùng của bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nó có ư nghĩa nghệ thuật về h́nh thức bố cục, có ư nghĩa sâu xa về nội dung giáo lư:

Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát, có nghĩa là khuyên hành giả Pháp Hoa phát khởi hạnh Phổ Hiền. Phổ Hiền được biểu trưng cho đức Tinh Tấn.  Hạnh khắp pháp giới là Phổ.  Vị gần quả Phật là Hiền.

Nếu Phổ Hiền biểu trưng cho , th́ Văn Thù biểu trưng cho Trí.  Văn Thù là Tri th́ Phổ Hiền là Hành

Văn Thù xuất hiện giới thiệu kinh Pháp Hoa ở phẩm đầu, Phổ Hiền xuất hiện kết thúc kinh Pháp Hoa ở phẩm cuối.  Cái ư nghĩa biểu trưng qua danh hiệu của hai Bồ-tát, đến đây chúng ta được nhận thấy rơ ràng.

Cũng như Bồ-tát Diệu Âm ở phẩm Diệu Âm, Bồ-tát Phổ Hiền từ phương Đông xuất hiện, trên đường đi đến cơi Ta-bà để nghe Phật giảng kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, các nước Bồ-tát đi ngang qua đều rung động: Vô lượng trăm ngàn muôn ức các thứ kỹ nhạc không trổi tự kêu, hoa sen báu trổ đầy khắp đất.

Cũng vậy, với cơi đất tâm của tất cả chúng ta khi phát khởi ḷng tinh tấn tu học Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa th́ cơi ḷng sẽ rung động biến chuyển: hiện tượng khinh an, giải thoát sẽ đến với ta và cơi ḷng sẽ vui tươi đẹp đẽ, nh́n đâu cũng đẹp như hoa, nghe đâu cũng êm ái, cũng vui tươi như nhạc.

Sau Phật diệt độ, đệ tử Phật muốn được Pháp Hoa tam muội, cần phải có 4 điều:

1.      Được các Phật hộ niệm.  Nghĩa là phải thắp sáng hiện hữu, giữ tâm luôn luôn ở trong trạng thái giác chiếu.

2.      Trồng cây công đức.  Hành giả phải luôn luôn phát triển hạnh lành.

3.      Siêng tu chánh định.  Phải giữ tâm thanh tịnh ngăn dứt vọng niệm tạp tưởng: Nhơn, ngă, thị, phi.

4.      Phát tâm cứu giúp tất cả chúng sanh.  Thể hiện ḷng từ qua hành động vị tha vô ngă.

Bốn điều Phật dạy cho Bồ-tát Phổ Hiền cũng tức là dạy cho Phật tử hậu lai, những ai tu hành muốn đắc Pháp Hoa tam muội.

Tu hạnh Phổ Hiền (tinh tấn) th́ tất cả các loại ác ma không có cơ hội làm hại, v́ Phổ Hiền đă phát nguyện: Phổ Hiền sẽ cởi bạch tượng hiện đến thủ hộ an ủi hành giả và cúng dường kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Phổ Hiền sẽ cởi bạch tượng hiện đến nhắc cho hành giả những câu, những nghĩa lư Pháp Hoa mà hành giả quên sót.

Phổ Hiền khiến cho người thọ tŕ đọc tụng Pháp Hoa được thấy Phổ Hiền ḷng sanh vui mừng và thêm tinh tấn.  Hành giả sẽ được tam muội và các thứ “ triền đà-la-ni” “ pháp âm phương tiện đà-la-ni” và trăm ngàn muôn ức đà-la-ni khác.

Tu tập là việc làm thường xuyên, ngừa lỗi dứt ác là việc làm suốt cả cuộc đời.  Tuy vậy, cũng phải ấn định mốc thời gian để hành giả tập trung sức tinh tấn, trong kỳ hạn nào đó hợp khả năng, hoàn cảnh của mỗi người, 21 ngày, 49 ngày, 80 ngày, 100 ngày hay 120 ngày chỉ là bước đi từng bước trên con đường dài đi đến giác ngộ giải thoát. Định mốc thời gian để trắc nghiệm sức tinh tấn của ḿnh.  Nếu sức tinh tấn kiên tŕ, hành giả sẽ thân thấy Phổ Hiền hiện đến nói pháp cho nghe và khiến cho hành giả thành tựu Vô phân biệt trí ( Phổ Hiền cho chú Đà-la-ni)

Phổ Hiền cho chú Đà-la-ni… có nghĩa là hành giả với sức tinh tấn của ḿnh rồi sẽ đạt đến Vô phân biệt trí.

Hành giả được Vô phân biệt trí do sức “ tinh tấn” thọ tŕ, đọc tụng Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh, đó là sự kết quả của “ Tri hành hợp nhất” vậy.

Hành giả đạt đến chỗ tri hành hợp nhất là nhiệm vụ của Văn Thù và Phổ Hiền được hoàn thành.  Cho nên Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh được kết thúc ở phẩm “ Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát”.

Các bố cục của kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa nhằm hướng dẫn cho hành giả Pháp Hoa từ tri đến hành. Từ hành đến Chứng thể nhập tri kiến Phật.  Cái dụng ư đó , đến đây hành giả nhận thấy rơ ràng hơn.

Người thực hành hạnh Phổ Hiền là người đă trồng sâu gốc rễ lành trong vô lượng vô biên các Phật.  Người đó được chư Phật lấy tay xoa đầu, lấy y mà trùm cho.

Hạnh Phổ Hiền là hạnh tinh tấn trong tinh tấn. Đối với Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh, thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, giảng nói  , t́m hiểu ư  thú, ghi nhớ chân chánh, như thuyết tu hành, đó là hạnh Phổ Hiền, là Phổ Hiền Bồ-tát hiện thân.

Người thọ tŕ, đọc tụng, tu tập kinh Pháp Hoa là người thấy tánh, cho nên chẳng bao lâu thành Phật và làm tất cả việc Phật.

Chê bai khinh rẻ kinh Pháp Hoa là chê bai khinh rẻ chân lư, phủ nhận Phật tánh, chối bỏ khả năng thành Phật của ḿnh, ngừơi đó sẽ sống đời sống hắc ám, vô minh, như ô-uế, hôi tanh, như người hủi lở… Người đó không bao giờ nhận thức, thấy được chân lư như mù, sống trong dày ṿ tà kiến, như tay chân cong quẹo, lời nói chẳng ai thích nghe, như môi sứt, răng sếu, người trí xa lánh như xa lánh kẻ lở lói hôi tanh.

Tóm lại, chê bai kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa th́  những người này luôn luôn là những người bị dày ṿ đau khổ, v́ sống không có ánh sáng trí tuệ, họ sẽ đau khổ triền miên như tâm trạng những kẻ cùng một lúc bị nhiều bạo bệnh liên tục hoành hành.

Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ-Tát.

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-Tát.

Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-Tát.

   
   
   

Google

 

Send mail to webmaster@dieulienhoa.org with questions or comments about this web site.
Copyright © 2005 Dieu Lien Hoa  Last modified: 11/29/05